Cách bài trí đồ thờ theo sơ đồ bàn thờ Ông Địa Thần Tài chuẩn

3/5 - (1 bình chọn)
Mục lục
Trong văn hoá tín ngưỡng của người Việt Nam, việc sắp xếp vật phẩm thờ cúng theo sơ đồ bàn thờ Ông Địa Thần Tài nắm giữ một vai trò rất quan trọng. Bởi Thổ Địa và Thần Tài là hai vị thần hộ mệnh, cai quản công việc làm ăn kinh doanh của gia đình. Do đó, nếu bài trí cẩn thận, tôn trọng các Ngài sẽ được ông chứng, ban cho mùa màng bội thu, gia đình no đủ. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng nắm được cách thức bài trí bàn thờ, vì vậy trong bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để công việc thờ cúng thêm linh thiêng.

Ý nghĩa của bàn thờ Ông Địa Thần Tài trong văn hoá Việt

Từ lâu, thờ cúng Ông Địa Thần Tài đã trở thành nét văn hoá đặc sắc, tín ngưỡng đặc trưng của người Việt. Có thể thấy ở khắp mọi nơi, từ ngôi đình, miếu, chùa hay trong các cửa hàng buôn bán, văn phòng kinh doanh, gia đình đều có bàn thờ Ông Địa Thần Tài.
So Do Ban Tho Ong Dia (1)
Thờ cúng Ông Địa Thần Tài đã trở thành nét văn hoá đặc trưng của người Việt
Người ta tin rằng việc thờ cúng và sắp xếp đồ thờ theo sơ đồ bàn thờ Ông Địa và Thần Tài chuẩn có thể mang lại sự may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình và công việc kinh doanh.
Bởi Ông địa là vị thần bảo vệ và giám sát đất đai và những sinh vật sống trên đó. Thông qua việc thờ cúng ông địa, người ta hy vọng nhận được sự bảo trợ, như bình an, may mắn, phúc lộc và sự phát triển cho gia đình và cộng đồng.
Còn Thần Tài được thờ cúng để nhận được sự hưởng lợi về khía cạnh tài chính trong cuộc sống. Người ta tin rằng thần tài có thể mang lại sự giàu có, thành công và tài lộc trong công việc kinh doanh. Thờ cúng thần tài thường được thực hiện trong các ngày lễ đặc biệt như Tết Nguyên đán.
Việc thờ cúng ông địa và thần tài không chỉ là nghi lễ tôn kính và cầu đạt lợi ích, mà còn là cách để duy trì và truyền thống những giá trị và quan niệm văn hoá sâu sắc.

Vì sao lại thờ chung Ông Địa và Thần Tài?

Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc của gia đình. Còn Ông Địa là vị thần giúp hộ mệnh, chăm no mảnh đất được bội thu, gia súc béo tốt. Đồng thời, người Việt có nền văn minh lúa nước từ lâu đời, nên khi cầu xin công việc kinh doanh được thuận lợi, gia đình sung túc, của cải dư đầy sẽ không thể bỏ sót ông Địa.
So Do Ban Tho Ong Dia (2)
Hai vị thần Ông Địa và Thần Tài được bố trí song song trong khám thờ
Hai vị thần Ông Địa và Thần Tài trong sơ đồ bàn thờ Ông Địa được bố trí song song trong khám thờ và quay mặt theo hướng cửa chính của ngôi nhà. Nhiều người tin rằng, khi thờ cả 2 vị thần chung 1 bàn thờ, cùng lúc thỉnh cầu sẽ nhận được sự chứng giám của hai vị thần, sự sung túc nhờ thế mới được vẹn tròn.
Bên cạnh đó, mặc dù Ông Địa và Thần Tài có những khả năng, nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên đều liên quan đến nhau. Bởi “thổ năng sinh bạch ngọc, Địa khả xuất hoàng kim”, dịch câu này ra sẽ được “Đất thường sinh ngọc tốt, vàng cũng từ đất mà sinh ra”. Do đó, có thể thấy được mối quan hệ mật thiết của Ông Địa và Thần Tài trong việc tác động đến cuộc sống và tài lộc của gia đình.

Những vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài 

Trong sơ đồ bàn thờ Ông Địa Thần Tài sẽ bao gồm nhiều vật phẩm thờ cúng khác nhau. Mỗi một vật phẩm có vai trò và ý nghĩa riêng. Do đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin và lên danh sách để chuẩn bị đồ thờ kỹ càng nhất. 

Tượng Ông Địa, Thần Tài

Trên bàn thờ Ông Địa, Thần Tài nhất định phải có 2 bức tượng Ông Địa Và Thần Tài. Trong xã hội hiện nay, tuỳ vào từng nền văn hoá mà ông Địa có thể được miêu tả, xuất hiện qua những hình dáng khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là hình ảnh vị thần có khuôn mặt hiền hoà, nụ cười khoái chí và bụng to. Có lúc, tượng Ông Địa cũng khắc hoạ vị thần già, râu tóc bạc phơ, đội mũ mỏ quả và mặc chiếc áo dài.
Bàn thờ Ông Địa Thần Tài sẽ bao gồm nhiều vật phẩm thờ cúng khác nhau
Còn ông Thần Tài thường xuất hiện phổ biến dưới hình ảnh của một ông già râu trắng bạc phơ, nụ cười hiền hậu, bụng to và trên tay cầm thỏi vàng, tượng trưng cho tài lộc.  

Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy

Trong sơ đồ bàn thờ Ông Đia Thần Tài, hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy là vật phẩm quan trọng không thể thiếu. Bởi gạo, muối, nước là 3 thực phẩm cần thiết trong cuộc sống của con người. Khi dâng 3 hũ này lên trên bàn thờ sẽ thể hiện được tấm lòng thành kính cũng như sự mong muốn về cuộc sống ấm no, dư dả.

Bát hương

Bát hương hay còn được gọi là bát nhang là vật phẩm có ý nghĩa rất linh thiêng ở trên bàn thờ. Bởi chúng được xem là cánh cổng, kết nối dương gian với thế giới tâm linh thông qua nghi thức thắp hương, khấn bái. Qua đó, gia chủ có thể gửi những lời cầu mong để các vị có thể lắng nghe thấy.
So Do Ban Tho Ong Dia (4)
Mỗi một vật phẩm bàn thờ Ông Địa Thần Tài có vai trò và ý nghĩa riêng

Lọ hoa

Lọ hoa là vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trong sơ đồ bàn thờ Ông Địa Thần Tài. Lọ hoa giúp thu hút và lưu giữ, hội tụ nguồn sinh khí tốt đẹp của đất trời. Nhờ đó, kích thích may mắn, tài lộc cho gia chủ. Bên cạnh đó, việc đặt lọ hoa trên bàn thờ cũng giúp không gia thờ cúng được đẹp mắt và trang trọng hơn.

Mâm bồng

Mâm bồng có hình dạng là chiếc đĩa vũng sâu, được sử dụng trên bàn thờ để đựng hoa quả, trầu cau, bánh kẹo dâng cho ông địa, thần tài. Việc dâng cúng các ngài các vật phẩm này giúp thể hiện được tấm lòng thành kính, hiếu nghĩa đối với các ngài. Nhờ đó, được các ngài chứng giám và phù hộ cho cuộc sống, công việc kinh doanh thêm thuận lợi.

Kỷ chén thờ

Kỷ chén thờ là vật phẩm thờ cúng được bài trí theo sơ đồ bàn thờ Ông Địa có vai trò đựng rượu hoặc nước sạch dâng cho Ông Địa và Thần Tài. Trong thế giới tâm linh, kỷ chén thờ được xem là biểu tượng của sự vững chắc và bền lâu. Bên cạnh đó, dựa trên quan niệm của ông cha ta “trần sao âm vậy”, hằng ngày nếu con người không thể sống nếu thiếu đi nước sạch, thì thần, phật cũng vậy. Việc dâng nước và rượu lên trên bàn thờ để cúng bái thể hiện tấm lòng và sự thành tâm của gia chủ đối với Ông Địa, Thần Tài.
Kỷ chén thờ đựng rượu hoặc nước sạch dâng cho Ông Địa và Thần Tài
Hiện nay, trong sơ đồ bàn thờ Ông Địa Thần Tài, gia chủ có thể sử dụng kỷ 3 chén hoặc kỷ 5 chén tuỳ vào từng kích thước của bàn thờ. Nếu bàn thờ Ông Địa và Thần Tài có diện tích nhỏ, nên lựa chọn kỷ 3 chén. Nếu bàn thờ có diện tích lớn, có thể sử dụng kỷ 5 chén thờ.

Bát nước Minh Đường Tụ Thuỷ

Bát nước Minh Đường Tụ Thuỷ hay còn được biết đến là bát thả sen là vật phẩm thờ cúng thường xuất hiện trong sơ đồ bàn thờ Ông Địa đầy đủ.
Theo quan niệm của người Á Đông, nơi ở được xem là nơi tốt nhất phải là nơi có khoảng đất trống ở phía trước nhà (được gọi là Minh Đường). Khoảng đất này phải rộng lớn, thoáng đãng và có tầm nhìn ra một hồ nước, phía sau nhà có vị thế tựa sơn vững chắc. Vị thế này sẽ giúp căn nhà nhận được nhiều phúc lộc, hợp phong thuỷ, bởi theo phong thuỷ, nước là biểu tượng cho của cải và tiền bạc.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, để tìm thấy một khu đất tốt là rất khó. Do đó, các gia đình thường tìm cách thay thế khác, đó là sử dụng bát nước Minh Đường Tụ Thuỷ. Bát nước này là bát thả hoa đặt tại bàn thờ Thần Tài Thổ Địa để cầu cho may mắn và tài lộc. Nước được đựng trong bát càng sạch, càng thơm càng tốt. Đồng thời, khi thả hoa lên tức là tiền bạc sẽ tụ lại ở bên trong gia chủ mà không bị trôi đi.
So Do Ban Tho Ong Dia (6)
Bát nước Minh Đường Tụ Thuỷ là bát thả hoa đặt tại bàn thờ Thần Tài Thổ Địa

Tượng cóc ngậm tiền

Cóc ngậm tiền là linh vật trong phong thuỷ có khả năng chiêu may mắn và thu hút tài lộc, phú quý cho gia đình. Đồng thời, tượng cóc ngậm tiền còn giúp công việc làm ăn kinh doanh được khởi sắc, buôn may bán đắt hơn.
Ngoài ra, theo quan niệm của ông cha ta cóc ngậm tiền khi được khai quang điểm nhãn sẽ giúp trấn trạch, xua đuổi vận rủi, bảo vệ gia chủ khỏi những điềm xấu, cho gia đạo được bình an, sung túc.

Sơ đồ bàn thờ Ông Địa Thần Tài

Văn hoá thờ cúng Ông Địa Thần Tài đã được người Việt lưu truyền từ thời xa xưa. Việc thờ phục hai vị thần không cần đến mâm cao cỗ đầy mà phải giữ được sự trang nghiêm, lịch sự khi thờ cúng. 
Bàn thờ là nơi linh thiêng nên việc sắp xếp đồ thờ theo sơ đồ bàn thờ Ông Địa Thần Tài phải được bố trí hợp lý, đúng cách. Điều này không chỉ giúp gia đình thể hiện được tấm lòng thành kính đối với các ngài, nhờ đó nhận được nhiều ơn phù trợ mà còn giúp tiện cho việc thực hiện các nghi thức cúng bái, giúp bàn thờ gọn gàng và sạch sẽ hơn.
  • Tượng Ông Địa sẽ đặt ở bên trái còn Ông Thần Tài đặt bên phải theo hướng chúng ta nhìn trực diện vào bàn thờ. 
  • 3 hũ tam tài gạo, muối và nước: nên đặt giữa tượng của hai vị. Trong đó, hũ nước xếp ở vị trí chính giữa còn bên cạnh là hũ muối và gạo. Ba hũ này có thể xếp thành hàng ngang hoặc xếp theo hình tam giữa. 
So Do Ban Tho Ong Dia (7)
Sơ đồ bàn thờ Ông Địa Thần Tài phải được bố trí hợp lý
  • Cách bố trí bát hương: theo sơ đồ bàn thờ Ông Địa, bát hương được bố trí ở vị trí chính giữa của bàn thờ, phía trước của hai tượng. Đảm bảo khi bố trí, bát hương không bị mái bàn thờ che khuất nhằm giúp cho hương có thể bay toả lên cao. Mỗi ngày, gia chủ cần tiến hành thắp hương, thỉnh cầu Ông Địa và Ông Thần Tài phù hộ, để việc kinh doanh, làm ăn buôn bán của gia đình thuận lợi, phát triển tốt hơn. 
  • Cách bài trí lọ hoa trang trí và cách bày kẹo bàn thờ thần tài trong sơ đồ bàn thờ Ông Địa: sẽ tuân theo nguyên tắc Đông Bình Tây Quả. Tức theo hướng từ trong nhìn ra ngoài bàn thờ, lọ hoa sẽ được đặt ở bên trái còn mâm bồng đựng trái cây, kẹo sẽ được đặt về bên phải.
  • Cách đặt kỷ chén thờ: trên bàn thờ Thần Tài Ông Địa, rất nhiều gia đình lựa chọn để kỷ chén thờ có đến 5 chiếc chén. Bởi 5 chiếc chén là tượng trưng cho ngũ hành Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ. Chúng sẽ giúp mang đến nhiều may mắn, đảm bảo phong thuỷ cho gia đình.
  • Cách đặt bát tụ lộc bàn thờ Thần Tài chuẩn: hiện nay, chưa có một quy chuẩn nào về cách đặt bát tụ lộc. Nhưng thông thường ở bàn thờ Ông Địa – Thần Tài, bát nước sẽ được đặt ở bên phải. Tuy nhiên, gia chủ cũng có thể đặt bát nước ở giữa 2 mâm ngũ quả đều được.
  • Cách bài trí bàn thờ thần tài theo phong thủy khi đặt ông Cóc trên bàn thờ: người ta thường bày tượng ông cóc ngậm tiền quay ra phía ngoài vào ban ngày để thu hút may mắn, hoá giải vận rủi. Còn vào ban đêm, tượng ông Cóc sẽ quay vào trong bàn thờ với mục đích để cóc ngậm tiền nhảy vào nhà mang đến nhiều lộc lá cho gia đình.
  • Vị trí đặt tỏi trên bàn thờ Ông Địa: trong sơ đồ bàn thờ Ông Địa: theo cha ông ta truyền lại, khi cúng Ông Địa Thần Tài nên đặt kèm theo tỏi. Bởi trong phong thuỷ, đặt tỏi sẽ giúp 2 vị thần dễ dàng bài trừ “các đạo chích vong binh”, bảo vệ gia đình được bình an, hưng thịnh. Tuy nhiên, khi đặt tỏi không được để lung tung trên bàn thờ, bởi điều này sẽ không đem lại may mắn. Vị trí chuẩn nhất là nằm ở chính giữa tượng Thần Tài và Thổ Địa.
Khi cúng Ông Địa Thần Tài nên đặt kèm theo tỏi

Nên cúng gì cho Ông Địa Thần Tài?

Bên cạnh việc tìm hiểu về sơ đồ bàn thờ Ông Địa để giúp bài trí đúng cách, gia chủ cũng nên biết nên cúng gì cho Ông Địa Thần Tài. Hai vị thần này thực ra cũng giống như mỗi chúng ta, đều thích sự sạch sẽ tươm tất và yêu cái đẹp, vì thế gia chủ cũng cần lưu ý nhé! Đây là các món mà gia chủ nên lựa chọn để thờ cúng Ông Địa Thần Tài:
  • Bánh tráng (bánh đa).
  • Hoa cúc, hoa hồng, hoa sen.
  • Táo đỏ.
  • Đường đen.
  • Thơm (dứa).
Vào ngày vía Ông Địa Thần Tài ngày mùng 10 tháng 1 và ngày rằm hay ngày mùng một âm hàng tháng, hai ông thích nhất là được cúng bánh chưng và thịt heo quay. Đặc biệt Ông Địa Thần Tài rất thích sạch sẽ thơm tho, vì thế gia chủ có thể sử dụng rượu và nước gừng tắm cho hai ông. Gia chủ cũng cần chuẩn bị một bình nước hoa có mùi nhè nhẹ để xịt lên bàn thờ Ông Địa Thần Tài, tránh các mùi khó chịu ở quanh ban thờ.

Gia chủ đã nắm được cách chọn giờ tốt để thỉnh Ông Địa Thần Tài

Bên cạnh việc sắp xếp đồ thờ đúng cách theo sơ đồ bàn thờ Ông Địa để thu hút may mắn, đối với những người làm ăn kinh doanh chắc chắn không thể bỏ qua việc xem giờ tốt để thỉnh Ông Địa Thần Tài. Để có thể phát huy được hiệu quả trong việc thờ cúng nên chọn các khung giờ dưới đây:
So Do Ban Tho Ong Dia (9)
Nên chọn khung giờ tốt để thỉnh Ông Địa Thần Tài
  • Giờ Tiểu Các: Là khung giờ trong khoảng từ 1h đến 3h và từ 13h – 15h. Khi gia chủ thỉnh trong khung giờ này sẽ gặp được nhiều may mắn, buôn bán làm ăn sẽ có lời. Với những người xa xứ thì sẽ sớm được đoàn tụ, thuận lợi trong mọi chuyện.
  • Giờ Tốc Hỷ: Khung giờ trong khoảng 9h đến 11h và từ 21h đến 22h tối. Khi thỉnh bàn thờ Ông Địa Thần Tài trong khung giờ này chính là mong cầu được nhiều điều lành, may mắn và hạnh phúc đến với gia đình.
  • Giờ Đại An: Nằm trong khung thời gian từ 5h đến 7h và từ 17h đến 19h. Đây là khung giờ được xem là tốt lành, giúp cho nhà cửa được yên ổn. Với những người xuất hành cũng sẽ được bình an, cầu tài theo hướng Tây Nam.
Đặc biệt, nếu có thể gia chủ nên lựa chọn cách giờ lành buổi sáng. Bởi thời điểm đó sẽ có nhiều mặt thuận lợi trong buôn bán, công việc và tin lành từ những người đang ở xa. Hơn hết khi thỉnh Ông Địa Thần Tài đúng cách cũng sẽ giúp thu hút được nguồn tài lộc dồi dào hơn.

Những sai lầm cần tránh khi thờ cúng Ông Địa Thần Tài

Không lau tượng Ông Địa Thần Tài trước khi bày trên bàn thờ

Trước khi bài trí đồ thờ theo sơ đồ bàn thờ Ông Địa Thần Tài, gia chủ cần lau tượng thật sạch sẽ. Bởi việc sắp xếp tượng Ông Địa Thần Tài trên bàn thờ khi vẫn còn bụi bẩn bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến sự linh thiêng. Việc lau tượng là công đoạn không mấy khó khăn vì thế gia chủ chỉ cần đun ít nước lá bưởi sau đó dùng mảnh vải trắng lau sạch tượng. Không chỉ vậy, tượng Ông Địa Thần Tài cần được kiểm tra, thường xuyên vệ sinh. Khăn để lau tượng thì gia chủ nên sử dụng cùng mục đích nà, không tận dụng để lau vật khác.
So Do Ban Tho Ong Dia (10)
Thỉnh Ông Địa Thần Tài đúng cách thu hút được nguồn tài lộc dồi dào

Không dọn dẹp bàn thờ Ông Địa Thần Tài trong ngày 14, 10/ 1 âm lịch và cuối tháng

Ngoài tượng thì bàn thờ Ông Địa Thần Tài cũng cần được dọn dẹp, lau chùi định kỳ. Đặc biệt là vào những ngày 14 Âm lịch, 10 tháng 1 hàng tháng và ngày cuối tháng. Bàn thờ Ông Địa Thần Tài nên được lau sạch bằng nước lá bưởi bởi trong quan niệm tâm linh, loại nước này mang công dụng đẩy lùi đi tà khí, thanh tẩy. Không chỉ vậy, kỷ chén thờ ở bàn thờ cũng cần bảo được được sạch sẽ, không bị cặn bẩn.

Trong 100 ngày đầu không tụ khí bàn thờ Ông Địa Thần Tài

Khi việc bài trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài hoàn tất, gia chủ cần liên tục thắp nhang trong 100 ngày đầu để thực hiện tụ khí. Gia chủ cũng cần thắp một nén nhang mỗi ngày và phải thay nước. Vào ngày rằm hoặc ngày mùng một, gia chủ nên để 5 nén hương xếp thành hình chữ nhật rồi mới thắp. Trong trường hợp gia chủ có mong cầu cụ thể thì hãy xếp ba nén hương thành hàng ngang. Tới ngày 23 tháng Chạp thì gia chủ có thể kết thúc qua việc tỉa rút chân nhang sau đó hoá cùng tiền giấy. Khi đã hoá xong thì gia chủ sẽ đổ ít rượu ở khu vực có tro.

Không gian phía sau và phía trước bàn thờ Ông Địa Thần Tài bám bẩn

Một điều cấm kỵ mà các gia chủ cần tránh khi tìm hiểu về sơ đồ bàn thờ Ông Địa Thần Tài, đó là để cho không gian phía sau và phía trước của bàn thờ bám bẩn. Việc này tương tự việc để cho bàn thờ trông bừa bộn, khiến cho những vị thần cảm thấy sự không tôn trọng, ảnh hưởng tới việc phù hộ cho gia đình, công việc kinh doanh của gia chủ. Vì thế, gia chủ cần bảo đảm các khu vực ở xung quanh bàn thờ Ông Địa Thần Tài luôn thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo, tầm nhìn không cản trở. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài dựa lưng ở vách tường một cách chắc chắn. Đồng thời tránh để bàn thờ thần Tài ở ngay cửa sổ vì luồng khí tụ tại đó rất dễ xao động khiến vượng khi sẽ thoát ra bên ngoài theo hướng từ cửa sổ.
hình 11

Cần tránh các sai lầm khi thờ Ông Địa Thần Tài

Bài trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài không đúng

Việc sắp xếp vị trí trong sơ đồ bàn thờ Ông Địa hoặc hướng đặt bàn thờ Thần Tài theo tuổi không đúng khá phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay. Nhiều gia chủ chỉ nghe theo các thông tin truyền miệng dẫn đến đặt ban thờ ở bên trái cửa có thể sẽ trùng hướng gia chủ đại kỵ như Hoạ Hại, Ngũ Quỷ, Lục Sát hay Tuyệt Mệnh. Ngược lại nếu như lựa chọn đúng thì sẽ mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ cùng những thành viên trong gia đình. Trong trường hợp này thì gia chủ nên tuân theo các nguyên tắc dưới đây:
  • Hướng Đông Nam sẽ ứng với cung Thiên Lọng là tượng trưng của tài lộc và của cải.
  • Hướng Tây Bắc sẽ ứng cùng cung Quý Nhân đen tới nhiều may mắn và bình an.
  • Hướng bốn chòm sao tốt gồm có Phục Vị, Diên Niên, Sinh Khí và Thiên Ý.
  • Ngoài ra, gia chủ tuyệt đối tránh để bàn thờ Ông Địa Thần Tài đối diện những nơi ô uế như ở gần thùng rác, nhà vệ sinh, nhà bếp, bồn rửa hoặc gương soi, các khu vực có nhiều đèn sáng. 

Đặt bàn thờ gia tiên ở ngay cạnh bàn thờ Ông Địa Thần Tài

Theo sơ đồ bàn thờ Ông Địa, khi đặt bàn thờ gia tiên, gia chủ không nên bố trí gần sát với bàn thờ Ông Địa Thần Tài và đừng vì tiết kiệm về diện tích, không gian mà sắp xếp bàn thờ Ông Địa Thần Tài ở dưới ban thờ gia tiên để tránh việc xung khắc.

Chọn sai các loại hoa quả thờ cúng

Có thể bạn chưa biết không phải loại hoa nào cũng được sử dụng để cúng Ông Địa Thần Tài. Gia chủ cần tránh những loài hoa có ý nghĩa không được may mắn như hoa ly, phù dung, phong lan,…. Đặc biệt việc để cho hoa héo ở trên bàn thờ là điều cần phải tránh.
Trong phong thuỷ, lọ hoa nên đặt ở bên phải của bàn thờ Ông Địa Thần Tài còn mâm ngũ quả thì đặt ở bên trái. Gia chủ nên lựa chọn những loại hoa mang lại nhiều may mắn vượng tài lộc như hoa cúc, hoa hồng,…
So Do Ban Tho Ong Dia (12)
Tượng Ông Địa Thần Tài và bát hương cũng cần phải có nhãn bằng chữ nho

Chọn thiếu vật phẩm thờ cúng

Một trong các điều cần tránh khi bài trí đồ thờ theo sơ đồ bàn thờ Ông Địa Thần Tài chính là việc thiết sót trong khâu chuẩn bị đồ thờ. Thực tế, gia chủ cần chuẩn bị nhiều vật phẩm thờ phong thuỷ như bùa Cầu Tài bằng chữ nho, 3 hũ nước gạo muối, ông Cóc ngậm tiền, gói Thất Bảo, long quy, tỳ hưu,…
Ngoài ra, tượng Ông Địa Thần Tài và bát hương cũng cần phải có nhãn bằng chữ nho. Khi sắm lễ thờ Ông Địa Thần Tài chưa đủ hay chưa đúng có thể khiến tài lộc lúc lên lúc xuống thất thường. Gia chủ tốt nhất nên tham khảo những nguồn uy tín để chuẩn bị các vật phẩm thờ cúng Ông Địa Thần Tài.

Bài trí cóc ngậm tiền sai cách

Việc bày cóc ngậm tiền chưa được khai nhãn hoặc quay hướng cũng ít nhiều ảnh hưởng tới việc đón giữ tài lộc. Khi bài trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài gia chủ cần đặt tượng ông cóc sáng quay ra theo hướng cửa đón lộc, tối thì quay đầu vào để đón nguồn tài lộc vô nhà.

Thắp hương ít

Bên cạnh việc quan tâm đến sơ đồ bàn thờ Ông Địa – Thần Tài đúng chuẩn, nếu như gia chủ đang kinh doanh một mặt hàng nào thì nên đều đặn thắp hương mỗi ngày vào buổi sáng trước khi mở hàng. Ưu tiên thờ tự bằng nến hay đèn dầu bằng gốm. Nến chọn lựa dòng hương có thể giữ tàn tốt, bát hương được đẹp mắt và tụ khí tốt.

Gợi ý những mẫu đồ thờ Ông Địa Thần Tài

Gốm Thiên Long là một trong những địa chỉ cung cấp các mẫu đồ thờ Ông Địa Thần Tài Bát Tràng nói riêng và đồ thờ Bát Tràng nói chung. Các sản phẩm của đơn vị được thiết kế trực tiếp bởi các nghệ nhân làng nghề do đó đảm bảo được chất lượng và tính thẩm mỹ cao. 
Dưới đây là một số gợi ý mẫu đồ thờ Ông Địa Thần Tài phổ biến tại Gốm Thiên Long mà khách hàng có thể tham khảo để bài trí theo sơ đồ bàn thờ Ông Địa:
So Do Ban Tho Ong Dia (13)
Mẫu đồ thờ Ông Địa Thần Tài Bát Tràng cao cấp

Bộ đồ thờ men rạn

Bộ đồ thờ men rạn Ông Địa Thần Tài được chế tác từ dòng men rạn đặc trưng của làng nghề Bát Tràng. Dòng men rạn này xuất hiện từ thế kỷ 16, gây ấn tượng với sắc xám trầm tạo sự cổ điển và trang nghiêm cho không gian thờ cúng. Đồng thời, các ô rạn đầy độc đáo được tạo nên do kỹ thuật nung đặc biệt cũng giúp các mẫu đồ thờ thêm phần ấn tượng hơn.

Bộ đồ thờ vẽ vàng

Đây là mẫu đồ thờ Ông Địa Thần Tài cao cấp, được rất nhiều gia đình lựa chọn trong khi sắp xếp theo sơ đồ bàn thờ Ông Địa. Các hoạ tiết vẽ vàng rực rỡ trên nền men màu giúp đồ thờ vẽ vàng tăng thêm sự sang trọng và quý phái cho không gian thờ cúng. Đồng thời, cũng góp phần thể hiện sự chăm chút, đầu tư của gia chủ trong việc thiết kế bàn thờ cho Ông Địa – Thần Tài.

Bộ đồ thờ men lam

Bộ đồ thờ men lam rất được yêu thích sử dụng trong bài trí đồ thờ theo sơ đồ bàn thờ Ông Địa – Thần Tài. Bởi men lam này mang nét nhẹ nhàng, thanh tao, giúp không gian thờ cúng được tinh tế và sang trọng hơn. Nền của bộ đồ thờ là màu men trắng và các hoa văn vẽ chủ yếu bằng màu men lam với nhiều sắc độ khác nhau, tạo nên nét sống động cho các hoạ tiết. Mức giá của các bộ đồ thờ men lam phù hợp với hầu hết điều kiện kinh tế của các gia đình tại Việt Nam.

Đồ thờ Ông Địa Thần Tài gốm Bát Tràng với chất lượng ưu việt

Hướng dẫn cách chọn tượng Ông Địa – Thần Tài

Để lập bàn thờ, bố trí theo sơ đồ bàn thờ Ông Địa – Thần Tài trước hết phải lựa chọn tượng của hai vị thần. Tượng thờ Ông Địa – Thần Tài chủ yếu trên thị trường hiện nay thường bằng chất liệu gốm sứ. Rất nhiều gia chủ lựa chọn tượng bằng gốm sứ bởi tượng gốm sứ linh tính cao hơn các dòng nguyên liệu khác do chúng đảm bảo được các yếu tố ngũ hành: Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ. Vì tượng gốm sứ được làm từ đất, nước và lửa nung nên chúng có tính Thổ, Thuỷ, Hoả. Cuối cùng, kết hợp với tính Kim từ Ông Thần Tài và sau đó đặt trên bàn thờ gỗ (Mộc). Nhờ đó, giúp tăng giá trị tâm linh và phong thuỷ cho không gian thờ cúng.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều tượng Ông Địa – Thần Tài, gia chủ nên lựa chọn sản phẩm nào? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm để giúp gia chủ chọn được tượng thờ đẹp nhất:
Tìm hiểu thêm: Ly nước trên bàn thờ 
  • Khi chọn tượng, gia chủ nên xem xét tượng có bị bể đầu hay sứt mẻ gì không. Bởi vì đây là vị thần phù hộ cho cuộc sống và công việc kinh doanh của gia đình, nên tượng thần phải sáng sủa, hồng hào, có khuôn mặt phúc khí, nhân hậu, khi nhìn vào mang đến một cảm giác ấm áp, dễ chịu và bình an.
  • Đồng thời, nên ưu tiên lựa chọn tượng Ông Địa – Thần Tài của làng nghề Bát Tràng. Bởi chất lượng, kỹ thuật chế tác thủ công của các nghệ nhân tại đây rất cao siêu, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như sự đa dạng các mẫu tượng thờ cho khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó, độ bền của gốm Bát Tràng cũng rất cao, có thể giữ được vẻ đẹp trường tồn theo thời gian của các vị thần, không giống như các mẫu tượng bằng đồng không phải nguyên chất thường dễ xỉn màu, hay đồ gốm kém chất lượng, gốm Trung Quốc dễ nứt vỡ, ố vàng.
So Do Ban Tho Ong Dia (15)
Lựa chọn tượng Ông Địa – Thần Tài của làng nghề Bát Tràng
  • Chọn địa chỉ uy tín: hiện nay, nhiều cơ sở bán tượng Ông Địa – Thần Tài kém chất lượng thường gắn mác sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Do đó, khi mua khách hàng nên tìm tới đơn vị cung cấp uy tín, là cơ sở sản xuất đồ gốm Bát Tràng giống như tại Gốm Thiên Long.  

 Địa chỉ mua đồ thờ Ông Địa Thần Tài uy tín

Nếu quý khách đang tìm kiếm cửa hàng bán đồ thờ để bài trí theo sơ đồ bàn thờ Ông Địa – Thần Tài, hãy đến với cửa hàng Gốm Thiên Long. Có rất nhiều khách hàng lựa chọn chúng tôi về đều tin tưởng khi đặt mua bởi đơn vị có thể đảm bảo được những điều sau:
So Do Ban Tho Ong Dia (16)
Gốm Thiên Long – đơn vị cung cấp đồ thờ Ông Địa Thần Tài uy tín
  • Cửa hàng cung cấp đồ gốm Bát Tràng 100% và có địa chỉ tại làng nghề.
  • Các mẫu đồ thờ tại gốm Bát Tràng đa dạng về mẫu mã, cách trang trí, kích thước, đảm bảo sự phù hợp với mọi tiêu chuẩn của gia đình.
  • Mức giá đơn vị đưa ra hợp lý, tương xứng với chất lượng khách hàng nhận được.
  • Nhân viên tư vấn nhiệt tình, giúp khách hàng mua được sản phẩm ưng ý.
  • Hỗ trợ vận chuyển, đồi trả và bảo hành khi khách hàng đặt mua đồ gốm Bát Tràng tại đơn vị chúng tôi.
Thông tin liên hệ:
Gốm Sứ Bát Tràng Chính Hãng – Gốm Thiên Long
Hotline / Zalo: 0962123669 / 0988400100
Cở sở 1: Số 2A, Ngõ Gốm, thôn 2 Bát Tràng, Bát Tràng
Cơ sở 2: Ki ốt số 26 – 27 Khu B chợ gốm Bát Tràng
Cơ sở 3: Số 738 Đ.Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Gọi ngayMessenger