Tìm hiểu cách bày trí bàn thờ Táo quân sao cho đúng

Contents

5/5 - (1 bình chọn)

Bàn thờ Táo quân đã có từ xa xưa theo phong tục tâm linh của người Việt. Đến ngày nay, phong tục này vẫn được lưu giữ và thực hiện đầy đủ. Tuy vậy nhưng không phải ai cũng hiểu và làm đúng theo tâm linh, phong thủy. Theo dõi bài viết dưới đây để biết được cách bày trí bàn thờ Táo quân sao cho đúng. 

Đặt bàn thờ Táo quân theo phong thủy

Vị trí, hướng đặt

Theo truyền thống, bàn thờ Táo quân thường đặt ở trên bếp nấu, tên thường gọi là trang thờ. Về hướng, nên đặt bàn thờ theo hướng Nam tức là thuần Hỏa. Ôn Táo cai quản bếp núc, giữ lửa cho gia đình nên thuộc hành Hỏa, mà từ xa xưa, người ta thờ ông Táo vào mùa hạ nên đặt theo hướng Nam là vượng nhất.

Hoặc có thể để hướng bàn thờ hợp với mệnh của gia chủ. Nếu trường hợp những hướng này thẳng với nhà vệ sinh thì nên đổi phương vị khác. 

Ban Tho Tao Quan 1
Vị trí bàn thờ Táo quân trong nhà bếp

Xem thêm: Bộ đồ thờ đầy đủ 

Bố trí căn bếp 

Táo quân chịu trách nhiệm cai quản bếp núc nên việc bố trí căn bếp cũng vô cùng quan trọng. Căn bếp không được phạm phải những nguyên tắc sau:

  • Hướng bếp không được để ngược với hướng căn nhà, tức là khi nấu mặt không quay ra ngoài đường.
  • Cửa bếp được coi là miệng ông Táo tránh để thẳng cửa ra vào để tà khí xông vào.
  • Đằng sau bếp phải dựa vào tường kín, không có cửa sổ, nếu có chỉ đặt bên bếp. 
  • Tránh đặt bếp làm Thủy Hỏa xung khắc có nghĩa là không có nước ở gần, cửa bếp không hướng ra giếng.
  • Cửa bếp không nằm đối diện, không gần phòng ngủ, nhất là giường ngủ gần bếp. 
  • Cửa bếp không đối diện với nhà vệ sinh, có thể đặt kề nhau chứ tuyệt nhiên không đối mặt.
  • Bồn nước được đặt đúng vị trí sẽ đem lại vượng khí cho gia chủ, tuy nhiên không được quá gần bếp. 
  • Luôn giữ căn bếp thoáng đãng, sạch sẽ rất tốt cả về chất lượng sống và phong thủy. Ông Táo cũng sẽ báo cáo tốt hơn về gia đình.
  • Với không gian nhỏ nên dùng thêm phong linh (chuông gió) tạo âm thanh ảo và gương soi để thêm rộng rãi.
Ban Tho Tao Quan 2
Luôn giữ cho căn bếp sạch sẽ, thoáng đãng

Xem thêm:  Bộ đồ thờ Thần Tài men ngọc đắp nổi

Nghi lễ trên bàn thờ Táo quân

Trên tấm vách của bàn thờ Táo quân có câu “Định phúc Táo quân”. Trang thờ của Táo quân gồm bài vị, 3 chén rượu (chung nước), bình hoa, 2 bên đèn thờ, mâm trái cây, một chóe đựng gạo và một chóe đậu đỏ. Tùy thiết kế nhà bếp mà linh hoạt bày trí bàn thờ Táo quân sao cho phù hợp. 

Táo quân thường được cúng lễ vào dịp cuối năm, ngày 23 tháng Chạp. Trong nghi lễ có đường, rượu để Táo quân say bỏ sót lỗi sai quả gia đình và nói được lời hay ý đẹp với Ngọc hoàng. Người ta có thể cúng thêm bánh trôi và cá chép để ông Táo thuận lợi chầu trời. Cá chép sau khi cúng sẽ được phóng sinh. 

Ban Tho Tao Quan 3
Mâm thờ cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp

Xem thêm: Bộ đồ thờ gia tiên men rạn đắp nổi

Lễ vật cần có khi cúng Táo quân là bộ mũ gồm một mũ ông Công, hai mũ Táo ông và một mũ Táo bà. Hoặc đơn giản hơn sẽ là một mũ ông Công hai cánh chuồn kèm áo và đôi hia. Chọn lựa màu sắc của mũ theo năm ngũ hành: Kim là vàng, Mộc là trắng, Thủy là xanh, Hỏa là đỏ, Thổ là đen. Sau khi cúng, bộ mũ này sẽ được hóa cùng tiền vàng. Táo quân cũng được lập bài vị mới.

Tùy theo vùng miền thì tục cúng Táo quân cũng khác nhau. Người miền Trung cúng ngựa giấy đủ yên cương, còn người Nam Chỉ cúng bộ mua áo hia. Mâm cúng sẽ gồm những lễ mặn và lễ chay tùy theo gia cảnh từng nhà. Với những gia đình có trẻ con thì mâm cúng phải có thêm gà luộc. 

Táo quân là vị thần linh thiêng, gần gũi nhất với gia đình. Hãy lập bàn thờ Táo quân và lễ bái thật thành tâm để nhận được nhiều phước lành.