Contents
Lễ bái là một trong những phong tục gắn liền với văn hoá tâm linh của dân tộc từ bao đời nay. Không ai biết lễ bái có từ bao giờ, chỉ biết rằng phong tục này đã in sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt. Ý nghĩa của lễ bái vô cùng linh thiêng và đặc biệt.
Quan niệm về lễ bái
Trước hết, nếu muốn thông qua ý nghĩa của lễ bái thì chúng ta sẽ phải hiểu đúng về phong tục này.
Lễ lý giải trong tiếng Việt là những phép tắc buộc phải tuân thủ trong việc thờ phụng tổ tiên, thánh thần hay giao tiếp trong đời sống xã hội. Một cách hiểu rõ ràng hơn là những quy định về cách đi lại, ăn nói để thể hiện sự thành kính. Bên cạnh đó, nó còn bao gồm những quy cách khi chào hỏi lẫn nhau nhằm biểu lộ thành ý và sự hoà nhã. Người bề dưới gặp người bề trên mà không kính trọng, chào hỏi là không lễ phép. Người bề trên không biết cách đáp lễ lời chào hỏi của người bề dưới, như vậy thường bị điều tiếng là khinh người, hách dịch,…
Trong khi đó, bái được hiểu là sự tôn kính thể hiện trong thân tướng, hiểu nghĩa là vái lạy thông qua việc hạ thân mình thấp xuống trước mặt những bậc thánh hiền đáng kính trọng.
Xem thêm: Bộ đồ thờ đầy đủ
Tựu chung lại, lễ bái (trong tiếng Phạn viết là chữ Vandana) nghĩa là nghi lễ có phương thức cúi đầu và vái lạy trước các bậc thánh hiền mà đặt trọn vẹn niềm tin tín ngưỡng để hướng về, đó là các chư vị Phật, chư vị Bồ tát, chư vị Hiền thánh tăng, hay lạy bậc phụ mẫu, thầy, gia tiên,… Tuy nhiên, nghi cách lễ bái sẽ có sự khác biệt giữa các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Nghi cách của Phật giáo sẽ khác so với Khổng giáo hoặc của người Ấn Độ. Dù có sự khác biệt về hình thức nhưng hành động này đều có chung ý nghĩa tốt đẹp và linh thiêng.
Ý nghĩa của lễ bái trong văn hóa của người Việt
Lễ bái luôn được xem là phong tục có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa tâm linh của người Việt. Ngoài ý nghĩa của lễ bái là bày tỏ lòng tôn kính và tưởng niệm ân đức sâu dày của các bậc tiền nhân, thánh đức, của gia tiên dòng họ, lễ bái nghĩa là cách tu dưỡng nhằm loại bỏ những muộn phiền với mục đích là quy hướng khi Chánh giác nhằm được giác ngộ và giải thoát.
Xem thêm: Bộ đồ thờ gia tiên men rạn đắp nổi
Như vậy, không thể coi lễ bái là một việc hạ thấp danh dự hay phẩm giá của con người. Ngược lại đó là một cách, đạo nghĩa để chúng ta tiến lên và tốt đẹp hơn. Đối với gia tiên, người hiếu kính sẽ lễ bái để bày tỏ lòng thành kính, tín đồ chân chính cần lễ bái là hiện thân của sự khiêm cung trong việc tu dưỡng đạo lý và giác ngộ. Hành động này nhằm tạo sợi dây kết nối tương thân tương ái trong xã hội và từ đó xóa bỏ mọi cách ngăn, dị biệt, nội bộ chi cắt. Theo đó, con người hiếu hạnh phải thấm nhuần cung cách lễ bái. Những tín đồ kiên trung và sự gương mẫu về đạo đức không thể không có nghĩa vụ với cung cách lễ bái. Muốn bồi dưỡng tâm linh lành mạnh, người có đạo đức và giàu lòng hiếu nghĩa không thể không lễ bái gia tiên, chư Phật và thánh hiền.
Đối với người Việt, ý nghĩa của lễ bái là biểu tượng của tín ngưỡng không những có giá trị về mặt hình thức mà còn mang lại nhiều hữu ích về mặt tâm linh. Nó đóng vai trò quan trọng để tu dưỡng rèn giũa đức tính làm người. Điều này không chỉ thiết yếu cho mỗi cá nhân, cho mỗi gia đình mà còn để lại nhiều giá trị tốt đẹp, tăng phước ông bà cho những thế hệ sau này. Không những vậy, lễ bái còn là một phần thiết yếu trong việc hình thành nhân lành cho cuộc sống kiếp sau của con người.
Xem thêm: Bộ đồ thờ men rạn hoàng lưu ly đắp nổi
Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, lễ bái đã trở thành một phong tục cao đẹp gắn liền với hình ảnh của dân tộc trong suốt hơn 4000 năm văn hiến. Lễ bái đã giúp sống dậy được tinh thần nghĩa hiếu cũng đạo đức từ con cháu lạc hồng bất diệt.