“Trúc lâm thất hiền” – ý nghĩa và nét đẹp trong nghệ thuật gốm sứ

Contents

5/5 - (1 bình chọn)
Trúc lâm thất hiềnđã không còn xa lạ với những người yêu thích gốm Bát Tràng. Bức tranh bắt nguồn từ tích cổ về 7 ông hiền mang ý nghĩa về sự phong lưu, thanh thản trong tâm hồn. Theo dõi bài viết này để hiểu kỹ hơn về hình ảnh này và những sản phẩm gốm Bát Tràng vẽ cảnh “Trúc lâm thất hiền” nổi tiếng nhé.

Nguồn gốc bức họa “Trúc lâm thất hiền”

Trúc lâm thất hiền có nghĩa là rừng trúc và bảy ông hiền. Đây là tích xưa về bảy học giả cuối thời nhà Ngụy, đầu thời nhà Tấn bên Trung Quốc. Bảy người này thuộc nhóm Thanh Đàm của Đạo gia bao gồm: Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung và Nguyễn Hàm.
Truc Lam That Hien
Bức họa “ Trúc lâm thất hiền” trên gốm Bát Tràng bắt nguồn từ tích cổ
Sau khi nhà Tây Tấn được thành lập, Tư Mã Viêm chủ trương chuộng Nho giáo, bảy vị học sĩ này tự thấy không còn phù hợp với thời cuộc nên đã lui về ở ẩn trong rừng trúc, an nhàn bên đàn ca, sáo nhị. vịnh thơ, uống rượu. Họ thường bàn về những triết lý thanh cao, những ý nghĩ siêu việt, cảm thán về bối cảnh thời đại.
Trúc lâm thất hiền là biểu trưng cho sự tự do, tiêu diêu tự tại, không câu nệ lễ nghi, không gò bó bởi khuôn phép. Đây là ước muốn của rất nhiều người không chỉ thời bấy giờ mà cho đến tận ngày nay cũng vậy. Bức họa này rất nổi tiếng và được ưa chuộng trang trí lên các đồ vật làm bằng gốm Bát Tràng như lọ hoa, bộ ấm chén, đĩa sứ…

Ý nghĩa của bức hoạ “Trúc lâm thất hiền” trên gốm Bát Tràng

“Trúc lâm thất hiền” mang ý nghĩa về một cuộc sống giản dị, mộc mạc mà lại yên bình, thanh thản. Cuộc sống gạt bỏ những xô bồ, ồn ã, về với thiên nhiên, cây cỏ hữu tình.
Các vật phẩm gốm vẽ tranh “Trúc lâm thất hiền” đem lại sự an nhàn, thanh tịnh trong tâm hồn cho người sở hữu. Nhất là với những người lớn tuổi, đã về hưu, bức tranh cầu chúc cho họ một cuộc sống vui vẻ, quây quần bên con cháu.
Truc Lam That Hien (2)
“Trúc lâm thất hiền’’ mang ý nghĩ cuộc sống bình dị, thanh thản.
Đồ gốm Bát Tràng vẽ “Trúc lâm thất hiền” thích hợp để trưng bày trong phòng khách, phòng ngủ. Bạn cũng có thể mua làm quà biếu, tặng cũng rất ý nghĩa, thay cho lời chúc cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.

Câu chuyện của 7 ông hiền trong “Trúc lâm thất hiền”

Ông Nguyễn Tịch( 210- 263)

Nguyễn Tịch hay còn có tên là Tự Ông là người ở đất Trấn Lưu, cha là Kiến An Thất Tử Nguyễn Vũ. Ngay từ khi sinh ra, ông đã có dung mạo khác người, độc lập, hào sảng và rất có chí khí.
Ông thường ngồi trong nhà đọc sách, thậm chí cả tháng không bước ra ngoài, nhưng cũng có lúc đi ngao du thiên hạ mấy ngày không về. Một điểm đặc biệt là tròng mắt ông có thể đổi màu. Nếu thích ai sẽ có màu xanh, ghét ai thì sẽ có màu trắng. Điển tích “mắt xanh” cũng từ đây mà ra.
Quan điểm của ông là xã hội không vua, không tôi, không phân biệt giàu nghèo mới không thiên lệch, không oán than. Nhưng ý niệm này chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng hay qua giấy mực mà thôi.

Ông Kê Khang( 223- 263)

Kê Khang có tên thật là Khuê Khang sống ở thời nhà Ngụy, dưới quyền Tư Mã Chiêu. Sau những tranh chấp, thù hằn ông quyết định về ở ẩn dưới chân núi Kê, từ đó có tên Kê Khang.
Ông là người thông thạo cầm kỳ thi họa mà không hề thụ giáo ai. Ngày nọ, ông gặp được một dị nhân cùng hàn huyên về âm nhạc và dạy ông Khúc Quảng Lăng. Khúc nhạc tựa như nước chảy, mây trôi. Hai khúc Lưu Thủy và Hành Vân sau này được cho là lấy từ đây mà ra.
Kê Khang coi trọng đường lối của Lão Tử, Trang Tử, kinh Khổng giáo, vua Thang, văn võ Vương và cả Khổng Tử. Viện cớ này, triều đình đã quy cho ông tội tử hình và Khúc Quảng lăng từ đây cũng mất tích.

Lưu Linh (220- 300)

Lưu Linh tự là Bá Lân, được miêu tả có vẻ ngoài xấu xí, biệt tài uống rượu không bao giờ say, tửu lượng tốt nhất trong 7 ông. Ông coi nhẹ mọi việc, tìm rượu quên sầu. Tác phẩm Tửu Đức Tụng cũng từ đó mà ra đời có nhiều hàm ý sâu xa, phảng phất tư tưởng của Lão Tử.
Truc Lam That Hien (3)
“ Trúc lâm thất hiền” vẽ trên gốm Bát Tràng

Ông Sơn Đào ( 205- 283)

Sơn Đào tự là Cự Nguyên, là người học rộng nhất trong 7 ông. Ông là quan trong triều đình nhà Ngụy rồi sang cả nhà Tấn và được Tư Mã Viêm vô cùng trọng dụng. Sơn Đào có tài nhìn người, tiến cử nhiều hiền tài.
Một lần, khi dâng sớ tiễn dẫn cho Kê Khang vào triều. Mặc dù biết tin Kê Khang viết bài Tuyệt Giao Sơn Đào để cắt đứt tình nghĩa, mỉa mai ông ham hư vinh, ông vẫn không hề giận hờn, oán trách một lời.

Ông Hướng Tú ( 221- 300)

Hướng Tú tự là Tử Kỳ, là bạn thuở ấu thơ của Sơn Đào. Ông cúng là người học rộng, hiểu nhiều, từng viết sách chú giải Hoa Nam Kinh của Trang Tử. Thêm vào đó, ông còn phân tích thêm những ý nghĩa thâm sâu, những phát kiến mới lạ làm nổi lên phong trào Huyền học.
Xem thêm: Vinh quy bái tổ

Ông Vương Nhung ( 234- 305)

Sau khi một người con của ông vừa mãn đời, bạn của ông là Sơn Giản đến thăm thấy cảnh đau thương khuyên ông đừng khóc nữa. Ông đáp rằng: “Thánh nhân quên hết tình cảm trên đời nên mới không khóc. Thứ dân chưa một lần biết đến tình cảm. Chỉ như bọn ta còn biết tình cảm nên tất phải khóc”. Nghe vậy, Sơn Giản cũng khóc theo.
Câu nói này của Vương Nhung là minh chứng cho việc nhiều Huyền học ra quan tâm đến thuyết Chủ tình. Sự vui buồn được thể hiện không vì được mất của bản thân mà vì thời thế chung của con người.

Ông Nguyễn Hàm

Nguyễn Hàm là cháu trai của Nguyễn Tịch. Hai chú cháu đều thích rượu nên gặp nhau cả hai thường ngồi uống rượu tâm tình hết vò này đến vò khác. Tư tưởng của Nguyễn Hàm cũng giống chú mình, cho rằng vạn vật trên đời đều bình đẳng.

Hình ảnh “ Trúc lâm thất hiền” trên đồ gốm Bát Tràng

Truc Lam That Hien (4)
Đĩa sứ trang trí vẽ tranh “ Trúc lâm thất hiền”
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp đồ gốm Bát Tràng vẽ “Trúc lâm thất hiền” nhưng chất lượng rất khó đảm bảo. Bạn hãy cẩn thận lựa chọn những cơ sở uy tín, chất lượng để chọn được những sản phẩm chuẩn đẹp cả về thẩm mỹ và cốt gốm.
Gốm Thiên long là cơ sở sản xuất và cung cấp đồ gốm Bát Tràng lâu năm và nhận được rất nhiều sự tin tưởng từ phía khách hàng. Với đội ngũ nghệ nhân tay nghề cao, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn, đồ gốm Bát Tràng vẽ “Trúc lâm thất hiền”  của chúng tôi đẹp, tinh tế đến từng đường nét, bạn có thể hoàn toàn yên tâm tin dùng.
Truc Lam That Hien (5)
Bộ ấm chén trang trí bằng tranh “ Trúc lâm thất hiền”

Thông tin liên hệ: 

Gốm Sứ Bát Tràng Cao Cấp – Gốm Thiên Long

Hotline / Zalo0962123669 /0988400100 

Cở sở 1:Số 2 A Ngõ Gốm thôn 2 Bát Tràng

Cơ sở 2: Ki ốt số 26 -27 Khu B chợ gốm Bát Tràng

Cơ sở 3: số 738 Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội