Mâm cỗ cúng giao thừa – nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam

Mục lục
Mâm cỗ cúng giao thừa là nghi lễ linh thiêng của người Việt từ xa xưa vào thời khắc chuyển giao sang năm mới. Gia đình Việt Nam cũng coi trọng việc cúng giao thừa như một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong năm. Tuy vậy nhưng bạn đã hiểu rõ và thực hiện đúng theo tâm linh và truyền thống chưa? Đọc bài viết dưới đây để có thêm thông tin. 

Bày trí mâm cỗ cúng giao thừa 

Cúng giao thừa có tên gọi khác là lễ Trừ Tịch diễn ra vào khoảnh khắc sang năm mới. Nghi lễ được tiến hành vào trong giờ Tý  (23h-1h). Đây cũng được coi là giờ cát trong lịch Âm Đương. Theo truyền thống, lễ cúng giao thừa được chia ra một lễ ở ngoài trời và một lễ ở trong nhà.
Tìm hiểu thêm: Bàn thờ Táo Quân

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời

Mục đích của lễ cúng ngoài trời là đón 12 vị Thiên Binh đi thị sát trần gian. Các vị không có đủ thời gian vào nhà nên sẽ nhận cúng phẩm ở bên ngoài. Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời được đặt ở ngay cửa ra vào chính của nhà. Hướng của mâm cỗ theo hướng Đông hay Bắc là đẹp nhất. Hướng Bắc là Thượng đế còn hướng Đông là Thiên tử. Mâm cúng là sự bày tỏ lòng tôn kính với Trời đã cai quản năm cũ và chào đón năm mới an khang. 
Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời có thể là chay hoặc mặn tùy gia đình.
  • Cúng chay sẽ bao gồm: Hoa, tiền vàng, nến hoặc đèn, 3 hay 5 nén hương, trầu cau, 1 chén nước, 1 chén rượu, sớ cúng, mũ cánh chuồn, xôi, muối, gạo, bia, nước ngọt, bánh kẹo các loại. 
  • Cúng mặn sẽ bao gồm: Gà luộc (phải là gà trống), giò lụa, bánh chưng hay xôi gấc, hoa quả, trầu cau, vàng mã, nến/đèn, gạo, muối, rượu, nước, mũ cánh chuồn, hoa tươi và 3-5 nén hương.
Mam Co Cung Giao Thua 1
Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời

Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà

Đây là mâm cúng ông bà gia tiên trong nhà đúng vào thời khắc sang năm mới. Nghi lễ để cầu cho gia tiên phù hộ năm mới nhiều may mắn, bình an. Khi cúng, tất cả thành viên trong gia đình đứng ngay ngắn trước bàn thờ, khấn tổ tiên và cầu chúc cho năm mới. Trước khi khấn, gia chủ sẽ mời gia tiên về ăn Tết với con cháu. Những món ăn trong mâm cỗ cúng giao thừa thường rất trịnh trọng, thanh khiết. Mâm cỗ trong nhà cũng có thể làm chay hoặc mặn. 
  • Mâm cỗ cúng mặn sẽ bao gồm: Bánh chưng, thịt gà, giò lụa, xôi gấc và các món mặn tùy gia đình.
  • Mâm cỗ cúng chay sẽ bao gồm: Đèn/nến, hương, hoa tươi, các loại mứt Tết, bánh kẹo, bia/rượu hay nước ngọt.
Mam Co Cung Giao Thua 2
Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà

Lưu ý khi bày biện mâm cỗ cúng giao thừa

Dùng hoa tươi

Hoa tươi mới có được những tinh hoa của đất trời. Nếu dùng hoa giả thì sẽ bị coi là thiếu tôn trọng thần linh, tổ tiên.

Cúng ngoài trời trước

Theo quan niệm dân gian truyền thống, phải cúng các vị Thiên binh cai quản đất đai trước khi cúng tổ tiên của gia đình. 

Bàn thờ cúng giao thừa riêng

Bàn thờ chính chỉ nên đặt hoa tươi, tiền vàng, nước, trà để tượng trưng. Còn mâm cỗ cúng giao thừa phải đặt ở bàn thờ nhỏ bên dưới bàn thờ chính. 
Mam Co Cung Giao Thua 3
Nghi lễ cúng giao thừa mỗi dịp Tết Nguyên đán

Xem thêm: Bàn thờ Thiên

Mâm cỗ tùy vùng miền

Ba miền Bắc Trung Nam sẽ có những phong tục cúng giao thừa khác nhau. 
  • Miền Bắc: Nguyên tắc mâm cỗ 4 bát, 4 đĩa không tính xôi, bát chấm, dưa hành, mang ý nghĩa là tứ trụ, tứ phương và bốn mùa. Mâm cỗ lớn hơn thì sẽ có 6 bát, 6 đĩa hay 8 bát, 8 đĩa mang ý nghĩa phát tài phát lộc. 
  • Miền Trung: Mâm cỗ của người miền Trung rất đầy đủ sung túc. Cỗ gồm bánh tét, bánh chưng, món dưa, chả lụa Huế, gà trộn rau răm, thịt đông, thịt luộc, măng ninh, miến, cá chiên.
  • Miền Nam: Người miền Nam bày biện khá đơn giản chỉ có nén hương, đèn, hoa, trái cây, mứt bánh, trà… Mâm cỗ mặn sẽ có thịt luộc, gà luộc, chè, xôi, bánh chưng…
Mong rằng bạn đã hiểu thêm về mâm cỗ cúng giao thừa của người Việt và có một cái Tết an vui.
Thông tin liên hệ:
Gốm Sứ Bát Tràng Cao Cấp – Gốm Thiên Long
Hotline / Zalo0962123669 /0988400100  
Cở sở 1:Số 2 A Ngõ Gốm thôn 2 Bát Tràng
Cơ sở 2: Ki ốt số 26 -27 Khu B chợ gốm Bát Tràng
Cơ sở 3: số 738 Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Gọi ngayMessenger