Contents
Cách làm bát hương mới đơn giản, đúng chuẩn tại nhà được rất nhiều gia chủ chú trọng và quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm chắc được các bước làm bát hương mới sao cho chuẩn bởi đây là đồ thờ cúng được coi là tâm linh, là sợi dây kết nối giữa cõi dương và những người đã khuất. Cùng tìm hiểu cách làm bát hương mới chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Làm bát hương mới có ý nghĩa gì?
Bốc bát hương là một trong những phong tục, mang đậm nét văn hóa của người Việt trong việc thờ cúng thần linh và gia tiên. Và ngày nay, bạn có thể thấy trên bàn thờ của mỗi gia đình Việt,
Các bát hương trên ban thờ của mỗi gia đình thường để thờ các vị thần, Ông Mãnh – Bà Tổ Cô và gia tiên với mong muốn thể hiện niềm nhớ nhung, mong muốn tổ tiên phù hộ cho con cháu về sức khỏe và tài lộc. Vào những dịp quan trọng như cúng ông Táo hoặc vào những ngày đặc biệt khác, nhiều gia đình đều muốn thay bát hương mới.
Quy trình cụ thể khi làm bát hương mới
Cách làm bát hương mới trên ban thờ tổ tiên
Sau khi làm lễ cúng vào đất mới, nhà mới thì gia chủ tiến hành làm bát hương mới. Đầu tiên, hãy dùng giấy vàng cúng nhập trạch để làm hơ lửa xung quanh bát nhang. Hành động này được cho là có thể mang lại nguồn năng lượng mới, khai quang điểm nhãn cho đôi rồng được in trên bát hương.
Tiếp theo, một thành viên trong gia đình sẽ dùng đôi tay của họ để che đôi mắt rồng hơ lửa xoay quanh bát nhang. Khi hoàn tất, họ lấy một tờ giấy vàng chà sát bên trong và bên ngoài bát hương. Sau cùng, gia chủ hãy cho cốt bát hương bao gồm cát hoặc tro rơm nếp và Thất Bảo vào sâu bên trong bát hương nhé.
Xem thêm: Bàn thờ có mấy bát hương?
Cách làm bát hương mới để thay thế bát hương cũ dịp cuối năm
Đối với những bát hương được làm mới để thay thế bát nhang cũ, quy trình cụ thể sẽ diễn ra như sau:
- Chuẩn bị một mâm cúng chay để bốc bát hương là một nghi lễ tôn kính truyền thống, tượng trưng cho sự kính trọng và lòng thành của gia đình đối với chư vị thần linh và gia tiên. Mâm cúng này bao gồm ngũ quả đa dạng, phù hợp với các vùng miền, cùng với 12 chén chè xôi, rau đậu và canh chay, kèm theo 3 bát cơm.
- Khi hoàn tất lễ cúng, gia chủ tỉ mỉ rút chân nhang và lấy bát hương cũ xuống. Sau đó, hãy phân loại và làm sạch cốt bát hương trước khi đưa đi vứt. Tuy nhiên, cần tránh những cách vứt bát hương cũ không đúng phong tục như bỏ xuống sông, để ở gốc cây hoặc đặt trên chùa. Những cách này không chỉ thiếu tôn trọng đối với chiếc bát hương cũ mà còn gây ô nhiễm môi trường. Thay vào đó, tốt nhất khi không sử dụng nữa, bạn nên đập nhỏ bát hương cũ và đưa đi chôn trên đất đai. Điều này thể hiện lòng thành và tôn trọng với bát hương đã được dùng trong lễ cúng và đồng thời bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta.
Tìm hiểu ngay: Đỉnh đốt vàng mã
- Sau cùng, bạn chỉ cần tuân thủ quy trình đổi bát hương tương tự như việc thay mới bát hương cho ngôi nhà mới.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi khi bạn muốn làm bát hương mới trong phong tục thờ cúng của người Việt lưu truyền từ đời này qua đời khác với lòng biết ơn và sự trân trọng. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc.
Thông tin liên hệ:
Gốm Sứ Bát Tràng Cao Cấp – Gốm Thiên Long
Hotline / Zalo: 0962123669 /0988400100
Cở sở 1:Số 2 A Ngõ Gốm thôn 2 Bát Tràng
Cơ sở 2: Ki ốt số 26 -27 Khu B chợ gốm Bát Tràng
Cơ sở 3: số 738 Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội