Mục lục
Đã thành tục lệ, vào đêm cuối của tháng 12 âm lịch, mỗi gia đình đều chuẩn bị một mâm cơm cúng giao thừa chào đón năm mới. Đây chính là một phong tục truyền thống tốt đẹp không thể thiếu cho một ngày tết đủ đầy. Điểm qua một vài gợi ý hay ho cho mâm cơm cúng giao thừa thêm hấp dẫn qua bài viết dưới đây.
Ý nghĩa của mâm cơm cúng giao thừa
Đúng như tên gọi của nó, mâm cơm cúng giao thừa được chuẩn bị để dành cho thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Các gia đình Việt sẽ thực hiện mâm cơm với những mong muốn và ý nghĩa khác nhau:
- Lễ cúng giao thừa chính là quan niệm của người xưa tiễn cái cũ và chào đón cái mới cùng cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
- Ngoài ra, theo phong tục, trong lúc chuyển giao công việc, các vị thần sẽ mang theo quân lính bên mình. Vì vậy, đêm giao thừa là thời điểm hoàn hảo nhất để xua đuổi ma quỷ.
Xem thêm: Cây cảnh ngày tết
- Khi dâng mâm cơm cúng giao thừa chính là đang rước ông bà, tổ tiên về chơi, sum họp cùng con cháu của mình trong dịp lễ Tết đầm ấm.
Mâm cơm giao thừa thường được chuẩn bị để cúng trong nhà với mục đích cầu khấn vị thần Thổ Công trông coi nhà cửa cùng ông bà tổ tiên. Còn đối với ngoài trời, mâm cỗ sẽ có những khác biệt nhất định để đón quan Hành khiển mới. Cho nên, việc chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa là vô cùng quan trọng, chứa đựng tất cả những sự kính cẩn, linh thiêng, biết ơn của gia chủ dành cho các bậc bề trên.
Một số gợi ý về mâm cơm cúng giao thừa trong nhà theo từng vùng miền
Mâm cơm cúng giao thừa trong nhà thường sẽ có rất nhiều món chay mặn khác nhau giữa các gia đình đặc biệt là vùng miền. Mỗi miền Bắc, Trung, Nam đều có những món ăn đặc trưng vô cùng hấp dẫn của từng vùng.
Mâm cơm cúng giao thừa miền Bắc
Tham khảo thêm: Khay đựng bánh kẹo ngày tết
Mâm cơm cúng giao thừa miền Bắc sẽ tính theo bát. Nếu gia đình bình thường sẽ gồm 4 bát và 4 đĩa nhưng với gia đình có điều kiện hơn thì cỗ to sẽ có 6 hoặc 8 bát đĩa. Mâm cơm miền Bắc sẽ không thể thiếu những đặc sản nổi bật như:
- Xôi nóng (ở đây bạn có thể đồ xôi đậu, xôi trắng, xôi gấc tùy theo sở thích của gia đình)
- Canh bóng thập cẩm.
- Thịt đông.
- Giò chả (có rất nhiều loại giò chả khác nhau để bạn chọn lựa như giò thủ, chả quế,…)
- Bánh chưng.
- Nem rán.
- Gà luộc.
- Rau củ xào.
- Dưa hành.
- Canh măng lưỡi lợn.
Mâm cơm cúng giao thừa miền Trung
Do đặc trưng vùng miền, thường mâm cơm cúng giao thừa miền Trung sẽ có cả bánh chưng cùng bánh tét. Ngoài ra sẽ có thêm một vài món như:
- Xôi nóng.
- Thịt ba chỉ luộc.
- Dưa món chua ngọt.
- Nem chua.
- Bát miến nấu măng khô.
- Giò lụa.
- Bắp bò ngâm mắm.
Xem thêm: Cắm hoa ngày tết
Mâm cơm cúng giao thừa miền Nam
Khác với hai miền trên, mâm cơm cúng giao thừa miền Nam khá phóng khoáng, thoải mái, không quá câu nệ về mặt hình thức. Ngoài ra, miền Nam có nhiệt độ khá nóng quanh năm nên sẽ thiên nhiều hơn về các món nguội
- Cơm/ xôi nóng.
- Thịt kho trứng – món ăn không thể thiếu của tết miền Nam.
- Canh khổ qua nhồi thịt.
- Gỏi ngó sen.
- Các loại giò chả như giò thủ, giò luộc, lạp xưởng,…
- Bánh tét: bánh tét miền Nam lại sáng tạo hơn bánh tét truyền thống miền Trung. Bánh tét ở đây sẽ có nhiều loại nhân từ nhân đậu xanh, nhân đậu đen đến nhân chuối dừa,…
Tham khảo ngay: Mâm cỗ cúng giao thừa
Mặc dù có những điểm khác biệt nhất định từ món ăn, cách bài trí đến ý nghĩa nhưng mâm cơm cúng giao thừa đều hướng đến một giá trị chung về văn hóa, phong tục cùng tín ngưỡng dân tộc Việt Nam ta. Mong rằng, qua bài viết trên đây, mỗi người đều có thể tự tin thể hiện bản thân, nấu ra cho gia đình mình một mâm cơm cúng giao thừa tuy đơn giản nhưng vẫn tràn đầy sự đầm ấm, đủ đầy cho ngày Tết thêm ý nghĩa.
Thông tin liên hệ:
Gốm Sứ Bát Tràng Cao Cấp – Gốm Thiên Long
Hotline / Zalo: 0962123669 /0988400100
Cở sở 1:Số 2 A Ngõ Gốm thôn 2 Bát Tràng
Cơ sở 2: Ki ốt số 26 -27 Khu B chợ gốm Bát Tràng
Cơ sở 3: số 738 Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội