Giải mã ý nghĩa của chóe thờ trong truyền thống, văn hoá người Việt

Mục lục
    Chóe thờ có lẽ là vật phẩm đã không còn mấy xa lạ trong văn hoá thờ cúng tâm linh người Việt, thế nhưng ý nghĩa của chóe thờ thực sự như thế nào thì không phải ai cũng biết. Vật phẩm này được đặt trên bàn thờ để chứa đựng các đồ vật gửi gắm tới những người đã khuất cùng với nhiều ý nghĩa tâm linh, phong thuỷ sâu sắc. Trong bài chia sẻ dưới đây cùng theo chân gốm Thiên Long khám phá những ý nghĩa độc đáo của chóe thờ.

    Đôi nét về chóe thờ 

    Chóe thờ là gì?

    Ý nghĩa của chóe thờ có lẽ bắt nguồn từ hình dạng giống như chiếc chum đựng gạo ở trong các gia đình giàu có, giới quan lại ngày xưa nhưng nhỏ hơn. Chóe thờ sẽ gắn liền cùng bộ đồ thờ dùng phổ biến trên những bàn thờ thần Tài, bàn thờ gia tiên hay thần Phật.
    Y Nghia Cua Choe Tho (1)
    Ý nghĩa của chóe thờ bắt nguồn từ hình dạng giống như chiếc chum đựng gạo
    Chóe thờ thường gồm ba phần đó là phần chân, phần thân và phần nắp. 
    • Phần thân: Dù ở thị trường ngày nay có đa dạng mẫu mã chóe thờ thế nhưng kiểu dáng đều có chung một đặc điểm chính là phần thân ở giữa phình to và phần miệng nhỏ. Ở thân choé thường được khắc chìm hay đắp nổi những hoạ tiết như hoa Sen, Rồng Phượng.
    • Phần nắp: Có đa dạng mẫu mã cùng hoa văn hoạ tiết đặc trưng khác nhau, với hình dáng một phần nhô ra cho dễ cầm.
    • Phần chân: Chỉ với các mẫu chóe thờ đại mới có thiết kế phần chân trụ vững chắc. Còn với các mẫu chóe thờ nhỏ thường có dáng thuôn nhỏ về đáy để tạo nên vững vàng.

    Chóe thờ được sử dụng để làm gì?

    Người Việt luôn quan niệm rằng, sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay. Phía sau của cái chết là một sự sống dài lâu ở nơi khác được xem như thế giới bên kia. Những người đã sống một cuộc đời trọn vẹn ở hết kiếp này thì vẫn có sự sống tiếp diễn ở một nơi mắt thường sẽ không thể nào thấy được. 
    Nhằm chăm lo, phụng sự tổ tiên của mình, các gia đình sẽ sử dụng chóe thờ để dâng lên các ngài các vật dụng cơ bản. Chóe thờ được bài trí trên bàn thờ gia tiên, thần Phật để đựng nước sạch, muối và gạo. 
    Y Nghia Cua Choe Tho (2)
    Chóe thờ có cấu tạo gồm ba phần chính: phần chân, phần thân và phần nắp
    Người ta sẽ đặt một chóe đựng nước sạch trên bàn thờ Phật. Còn ở bàn thờ gia tiên, thông thường sẽ có ba choé ở trên ban thờ đựng nước sạch và muối gạo, vì đó chính là tượng trưng cho sự tròn đầy, no đủ.

    Ý nghĩa của chóe thờ trong văn hóa Việt

    Theo tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Việt, thờ cúng là truyền thống tốt đẹp và lâu đời, được truyền qua các thế hệ.  Mỗi một vật phẩm thờ cúng đều chứa đựng nét ý nghĩa khác nhau. 
    Ý nghĩa của chóe thờ rất riêng, chúng được thiết kế tương tự như thạp gạo luôn luôn đầy ắp của cải trong các gia đình địa chủ, quý tộc và vua chúa ngày xưa để đặt trên bàn thờ, cầu mong cho: cuộc sống luôn dư dả, no đủ về vật chất, tiền bạc cũng như tinh thần.
    Theo chiêm tinh học phương Đông, ý nghĩa của choé thờ vô cùng sâu sắc, không chỉ giúp thu hút được nguồn tài lộc khi đi qua miệng choé mà còn giúp giữ vận khí tốt cho gia chủ ở phần thân choé phình to. Nhờ đó, gia chủ có thể gặp được nhiều may mắn, bình an và hạnh phúc trong cuộc đời.
    Ngoài ra, chóe thờ còn được dùng với mong muốn thể hiện tấm lòng kính thành, tưởng nhớ về người đã khuất. Bởi lẽ đằng sau giấc ngủ ngàn thu ấy vẫn tồn tại sự sống mới bên thế giới khác mà chúng ta không thể biết cũng không thể thấy được.
    Chóe thờ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc

    Ý nghĩa của từng lễ vật đặt trong chóe thờ

    Ý nghĩa của choé thờ còn được thể hiện qua lễ vật đựng trong chóe. Đi cùng tín ngưỡng “trần sao âm vậy”, hũ muối, nước và gạo chính là vật chất quan trọng và không thể không có trong cuộc sống con người. Vì thế nó cũng vô cùng cần thiết kể cả khi người chết đang sống ở một thế giới khác. Tuỳ theo kích thước, loại bàn thờ, gia chủ có thể chọn lựa đặt ba chóe, hai choé hay một choé để bài trí.

    Muối

    Ông cha ta có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vàng”, quả thực muối chính là thứ gia vị quan trọng ở trong gian bếp mỗi gia đình, làm nên hương vị của món ăn trong bữa cơm thường ngày. Bên cạnh đó, muối còn là gia vị ảnh hưởng tới sự phát triển về trí thông minh, tạo ra nguồn năng lượng tích cực cho con người làm việc. 
    Trong quan niệm dân gian, muối còn giúp cho gia chủ thu hút được năng lượng tốt, may mắn, giúp xua đuổi được vận xui. Gia vị này còn là biểu tượng cho sự bản lĩnh, liêm chính và ý chí kiên cường. 
    Bởi thế ý nghĩa của chóe trên bàn thờ là để mong cầu về cuộc sống hạnh phúc, ấm no và dồi dào sức khỏe.
    Y Nghia Cua Choe Tho (4)
    Chóe thờ là vật phẩm được sử dụng để đựng các lễ vật gạo, nước, muối

    Gạo

    Ý nghĩa của choé thờ đựng gạo cũng rất đặc biệt. Nước Việt Nam ta tự hào là đất nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 ở trên thế giới, chính là cái nôi nền văn minh lúa nước. Từ thuở xa xưa, ông cha ta đã quý trọng loại thực phẩm này và đã đặt cho nó cái tên đầy mỹ miều chính là hạt ngọc trời ban.
    Trên mâm cơm thường ngày người Việt, món ăn nào có thể vắng mặt nhưng không thể thiếu đi hạt cơm ngọt bùi, dẻo thơm, thấm được biết bao tinh hoa từ đất trời.
    Chính sự quan trọng ấy mà choé gạo được đặt ở trên ban thờ, như sự bày tỏ về lòng biết ơn chân thành của hậu thế với tổ tiên, ông bà và những vị thần. Nhờ thần linh và gia tiên đã phù trợ cho mỗi chúng ta có được thứ thực phẩm vàng, quý giá tới vậy.

    Nước

    Nếu như gạo được xem là thực phẩm chính để nuôi sống cho chúng ta thì nước nuôi sống tự nhiên vạn vật, bao gồm cả con người. Dù chúng ta có thể kiêng ăn trong khoảng 7 ngày thế nếu thiếu nước chúng ta không thể sống sót quá 3 ngày. 
    Nhắc tới nước, người ta cũng sẽ nghĩ ngay đến những đặc tính thanh thuần, bình lặng, thanh cao và sạch sẽ. Chóe nước thờ cũng vậy, khi gia chủ đặt chóe nước ở bàn thờ cũng hy vọng sống một đời thanh tịnh, liêm khiết không bị sa đoạ, vẩn đục bởi các cám dỗ từ trần thế.
    Bên cạnh đó, bàn thờ cúng chính là nơi trang nghiêm, linh thiêng nên ý nghĩa của chóe thờ nước có thể giúp gia chủ thể hiện sự tôn trọng và kính mến đối với bậc thánh thần, gia tiên.
    Y Nghia Cua Choe Tho (5)
    Chóe thờ mang đến ý nghĩa tâm linh sâu sắc

    Vị trí đặt chóe thờ chuẩn nhất để phát huy ý nghĩa phong thuỷ

    Ý nghĩa 3 chóe trên bàn thờ thế nào hẳn gia chủ đã nắm rõ, tuy nhiên làm sao để đặt chóe thờ đúng chuẩn, phát huy ý nghĩa phong thuỷ nhất? Tuỳ theo kích thước, loại bàn thờ thì cách đặt chóe cũng như sử dụng số lượng choé có sự khác nhau.

    Đặt chóe trên bàn thờ

    Chóe trên bàn thờ thông thường là choé nhỏ, có kích thước tương đương những vật phẩm trên ban thờ. 
    • Đối với bàn thờ Phật, gia chủ chỉ cần một chóe để đựng nước. 
    • Đối với bàn thờ gia tiên, cần sử dụng đến ba chóe thờ nhỏ đựng nước, gạo và muối hay một cặp chóe lớn sử dụng để đựng gạo và muối.
    • Nếu ở trên bàn thờ thần Tài, gia chủ nên đặt chóe thờ phía sau bát hương và ở giữa thần tài và ông địa, sắp xếp các chéo thành hình tam giác. 
    • Còn nếu là bàn thờ gia tiên, gia chủ sẽ đặt chóe ở vị trí sau mâm bồng và trước bát hương, sắp xếp thành hàng ngang.

    Choé đại trang trí trong phòng thờ

    Chóe thờ trong không gian bày trí thường sẽ có thiết kế lớn. Có các mẫu chóe đựng được 10 lít, có chiếc đựng 30 lít, 25 lít và có những chiếc kích cỡ lớn hơn. Đó được gọi là choé đại. 

    Đặt chóe thờ trên bàn thờ đúng chuẩn để không gian thờ cúng trang nghiêm

    Ở trong các gia đình quyền quý xưa, cặp chóe luôn được bài trí hai bên bàn thờ, đứng cạnh đôi lộc bình lớn và tất cả những vật phẩm đều được chạm khắc hoạ tiết, hoa văn tinh xảo với long lân, quy, phụng hay nước lửa, nhật nguyệt,…
    Với cách bài trí như thế, ý nghĩa của chóe thờ vừa được thể hiện ở khía cạnh tâm linh sâu sắc vừa giúp gia chủ toát lên sự bề thế của gia đình. 
    Nhiều gia đình không sử dụng choé đại để thờ mà còn có thể dùng chóe để đựng gạo, các loại hạt hay ngâm rượu. 

    Ý nghĩa của các họa tiết trên chóe thờ?

    Chóe thờ gốm sứ Bát Tràng là sản phẩm dành được nhiều tình cảm của gia chủ. Bởi đồ thờ này được chế tác rất kỳ công và được các nghệ nhân đặt nhiều tâm huyết, tình cảm vào khi thiết kế. Do đó, có thể tượng trưng, đại diện cho tấm lòng của con cháu dâng lên tổ tiên.
    Bên cạnh đó, trên các sản phẩm chóe thờ bằng gốm sứ Bát Tràng thường được các nghệ nhân trang trí bằng các hoạ tiết, hoa văn khác nhau để làm nổi bật ý nghĩa của chóe thờ
    Trong khi đi mua, nhiều gia chủ băn khoăn không biết chúng mang ý nghĩa gì, có ảnh hưởng đến phong thuỷ khi trưng bày không? Vậy để giải đáp được thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các hoạ tiết thường được sử dụng trên chóe thờ ngay dưới đây:

    Hoạ tiết hoa sen

    Ý nghĩa của chóe thờ hoạ tiết hoa sen rất đẹp. Bởi hoa sen là biểu tượng của sự mạnh mẽ, thuần khiết và thanh tao, dù “gần bùn nhưng không hôi tanh mùi bùn”. Trên hết, hoa sen còn rất gần gũi với cuộc sống của con người Việt Nam và được mệnh danh là quốc hoa.
    Nhờ đó, khi sử dụng chóe thờ hoạ tiết hoa sen có thể giúp không gian được thanh lọc, mang đến sự bình an và cuộc sống yên ổn cho gia đình. 
    Y Nghia Cua Choe Tho (7)
    Chóe thờ thường được trang trí bằng các hoạ tiết, hoa văn

    Hoạ tiết rồng phượng

    • Rồng là linh vật có sức mạnh và uy quyền lớn nhất, đứng đầu trong bộ tứ linh của phương Đông.
    • Phượng Hoàng (chim Phụng): là linh vật xếp thứ 2 trong hàng ngũ tứ linh, vua của các loài động vật có cánh. Phượng Hoàng chính là đại diện cho sự trách nhiệm đáng tin cậy, lòng trắc ẩn và đức hạnh.
    Hình ảnh rồng và phượng hoàng đi đôi với nhau còn thể hiện sự hoà hợp âm dương, tượng trưng cho vua và hoàng hậu của một nước, mang ý nghĩa hạnh phúc, hôn nhân viên mãn. Bởi đó mà hoạ tiết rồng phượng rất được ưa chuộng trang trí trên chóe thờ.

    Hoạ tiết song long chầu nguyệt

    Cùng với biểu tượng thân thuộc như hoa sen, ý nghĩa của chóe thờ song long chầu nguyệt cũng được đánh giá rất cao về mặt phong thuỷ. Trong văn hoá của Việt Nam, rồng chiếm một vị trí rất quan trọng, biểu tượng cho sự uy quyền của bậc đế vương, mang trong mình quyền năng siêu nhiên. Hình ảnh này được kết nối với mặt trăng thể hiện sự hoà hợp của âm dương vũ trụ. Chúng có thể giúp mang đến những điều lành, là sợi dây kết nối hai thế giới, phò trợ cho sự giao hòa, tương sinh, tương hợp của đất trời. 

    Hoạ tiết tùng – cúc – trúc mai

    Trên chóe thờ cỡ đại thường được trang trí bằng họa tiết tùng – cúc – trúc – mai. Hoạ tiết này tượng trưng cho 4 mùa xuân – hạ – thu – đông. Chúng đại diện cho việc luân chuyển hài hoà của thiên nhiên, mang đến sự thịnh vượng, may mắn cho gia chủ.

    Hoạ tiết tùng công phú quý

    Ý nghĩa của chóe thờ tùng công phú quý rất đẹp, mang ý nghĩa giàu sang, sung túc, thành công. Bởi hoạ tiết chim công đại diện cho công thành danh toại. Còn hoạ tiết rồng tượng trưng cho sự hiên ngang, thanh cao, mang cốt cách của người quân tử. Nếu gia đình đang kinh doanh, làm ăn buôn bán có thể lựa chọn chóe thờ tùng công phú quý đặt trang trí trong nhà

    Thay chóe thờ vào dịp đầu năm hay cuối năm?

    Ý nghĩa của choé thờ còn được thể hiện thông qua việc thay lễ vật gạo, muối, nước. Nhiều gia chủ băn khoăn việc thay hũ gạo, muối và nước trên bàn thờ đầu năm hay cuối năm mới đúng. Nhiều người tin rằng nên thay hũ vào cuối năm để đón nhận tài lộc và may mắn cho năm mới. Thay vào ngày đầu năm có thể được coi là làm đổ mất may mắn và tài lộc đầu năm.
    Y Nghia Cua Choe Tho (8)
    Chóe thờ gốm sứ Bát Tràng được chế tác thủ công đầy cầu kỳ, tinh xảo
    Để duy trì sạch sẽ bàn thờ, việc thay hũ gạo, muối và nước thường xuyên là cần thiết. Thời điểm phù hợp nhất để thay hũ này là khoảng 2- 3 tuần hoặc 1 tháng một lần. Việc thay hũ định kỳ sẽ giữ cho bàn thờ luôn trong trạng thái sạch sẽ và tạo điều kiện thuận lợi để gia chủ gặp được nhiều may mắn hơn.
    Khi thay chóe thờ gạo, bạn có thể dùng gạo cũ để nấu ăn. Tuy nhiên, cần giữ lại một nửa lượng gạo, muối và nước trong các choé. Tiếp đó, bạn có thể trộn thêm gạo, muối và nước mới vào để thay thế. 
    Theo quan niệm truyền thống, việc giữ lại một phần lễ vật cũ khi thay hũ sẽ giúp bảo toàn may mắn và phúc lộc cho gia đình, không để mất hết đi khi bạn thay lễ vật mới. 

    Cách vệ sinh chóe thờ

    Việc thờ cúng, dọn dẹp đúng cách sẽ giúp ý nghĩa của chóe thờ được phát huy ở mức tối đa. Nếu để chóe thờ bị bám quá nhiều bụi, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm mà còn làm cho tính tâm linh, phong thuỷ của chóe thờ bị giảm đi đáng kể. Do đó, gia chủ cần phải tiến hành vệ sinh khi chóe thờ bị bám nhiều bụi bẩn:
    • Đối với chóe thờ hoạ tiết vẽ vàng: do sử dụng mực vàng kim 18K hoặc 2K siêu mỏng để tạo thành hoạ tiết sáng bóng trên mình gốm. Vì vậy, khi lau chùi gia chủ cần thực hiện nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh để lớp vàng bị xước. Bạn có thể phẩy nhẹ chóe thờ bằng chổi hoặc lau, chấm nhẹ bằng khăn lông mềm. Nếu có loại bình xịt cỡ nhỏ có thể phun nhẹ vào bề mặt gốm và tiến hành lau chúng nhẹ nhàng.
    Y Nghia Cua Choe Tho (9)
    Chóe thờ bằng gốm mang theo cả nét văn hoá truyền thống
    • Đối với chéo thờ gốm sứ men thường: có thể dùng nước ấm hoặc nước bột mì để lau gốm sứ. Lưu ý, bạn cũng nên lau nhẹ nhàng trên bề mặt gốm sứ, không dùng vật sắc nhọn để lau bởi có thể gây xước men.
    Đồng thời, gia chủ nên lưu ý, theo các chuyên gia phong thuỷ và tâm linh, việc vệ sinh bàn thờ là điều cần thiết, tuy nhiên không nên thực hiện quá thường xuyên mà tốt nhất trong khoảng 2 – 3 tháng một lần. Bởi bàn thờ là nơi cần được tụ khí, việc bám bụi đôi chút cũng không sao.
    Trên đây là chia sẻ của gốm Thiên Long về ý nghĩa của chóe thờ. Nếu gia chủ còn có bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào cần tư vấn có thể liên hệ đến với chúng tôi theo số hotline để được nhân viên giải đáp chi tiết nhất.
    Thông tin liên hệ:
    Gốm Sứ Bát Tràng Chính Hãng – Gốm Thiên Long
    Hotline / Zalo: 0962123669 / 0988400100
    Cở sở 1: Số 2A, Ngõ Gốm, thôn 2 Bát Tràng, Bát Tràng
    Cơ sở 2: Ki ốt số 26 – 27 Khu B chợ gốm Bát Tràng
    Cơ sở 3: Số 738 Đ.Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

    Chính Sách

    Về Chúng Tôi

    DMCA.com Protection Status

     

    ĐKKD: 0108040422

    Hotline / Zalo: 0962123669

    Email: sales@gomthienlong.vn

    Cở sở 1: Số 2 A Ngõ Gốm thôn 2 Bát Tràng 

    Cơ sở 2: Ki ốt số 26 -27 Khu B chợ gốm Bát Tràng

    Cơ sở 3: Số 738, Đ.Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội