Giải đáp thắc mắc về kỷ chén thờ trong văn hoá thờ cúng

Mục lục
Trong văn hoá thờ cúng của người Việt Nam, kỷ chén thờ là vật phẩm có ý nghĩa rất linh thiêng. Ý nghĩa này được truyền từ đời này sang đời khác, giúp gia chủ thể hiện được tấm lòng thành kính của mình đối với tổ tiên, thần linh. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về bộ kỷ chén thờ, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Đặc điểm thiết kế của bộ kỷ chén thờ

Bộ kỷ chén thờ là đồ thờ cúng quan trọng, không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Đây là vật phẩm được sử dụng để đựng nước, trà hoặc rượu dâng lên cho các ngài.
Ky Chen Tho (1)
Bộ kỷ chén thờ là vật phẩm không thể thiếu trên ban thờ gia tiên
Các bộ kỷ chén thờ trên thị trường có đa dạng mẫu mã, chất liệu khác nhau. Phổ biến là gốm, đồng, gỗ. Ngai đựng kỷ chén có thiết kế chân trụ vững chắc hoặc tay quay để có thể dễ dàng đặt kỷ chén trên bàn thờ cũng như nhắc lên. Phần giữa của ngai có độ lõm nhất định. Trên bề mặt của ngai được vẽ, đắp nổi các hoạ tiết hoa sen, cuốn thư, rồng chầu mặt nguyệt tinh xảo.
Số lượng kỷ chén có thể là 3 hoặc 5 ly. Theo quan niệm của người Việt, số kỷ chén trên bàn thờ phải là số lượng lẻ, không được chẵn. Vì chẵn tượng trưng cho âm, còn lẻ đại diện cho dương. Vì vậy, khi người sống dâng cho người khuất cần phải là dương cúng âm, vì vậy phải dùng số lẻ.

Ý nghĩa của kỷ chén thờ

Từ xa xưa, người Việt đã có phong tục thờ cúng tổ tiên được truyền lại qua bao thế hệ. Đây là cách để gia đình có thể bày tỏ được sự hiếu thảo và tấm lòng thành kính của mình đối với tổ tiên, thần phật. Và để thực hiện được các nghi thức thờ cúng, các gia chủ phải cần đến những vật phẩm thờ cúng như bát hương, mâm bồng, lọ hoa,… Trong số đó, bộ kỷ chén thờ là vật phẩm có quan trọng, được trưng bày trên các bàn thờ để dâng lễ vật rượu, nước, trà cho tổ tiên, thần linh.
Bộ kỷ chén thờ dâng lễ vật rượu, nước, trà cho tổ tiên, thần linh
Kỷ chén thờ không chỉ là một vật phẩm trong nghi lễ tín ngưỡng mà còn là một biểu tượng cho lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên. Nó thể hiện sự gắn kết gia đình và truyền thống quý báu của người Việt.  
Theo phong tục của người Việt, trên bàn thờ có thể sử dụng kỷ 5 chén hoặc 3 chén. Nhiều gia chủ thắc mắc ý nghĩa của số lượng chén thờ này và nên thờ bao nhiêu chén. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây.

Ý nghĩa của 5 chén trên bàn thờ

Bộ kỷ 5 chén trên bàn thờ được sử dụng trên bàn thờ Thần Tài, bàn thờ gia tiên. Trong đó, 5 chén tượng trưng cho ngũ hành, bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đồng thời, chúng còn gắn liền với ngũ cúng, gồm “hương, đăng, trà, hoa, quả”.  Đối với bàn thờ Phật tại gia, 5 chén tượng trưng cho 5 điều cấm: đạo tặc, sát sanh, nói dối, tà dâm, uống rượu.
Bộ kỷ 5 chén thường được sử dụng trên bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên. Trong đó, 3 chén ở giữa đại diện cho Phật và Thánh. Hai chén ở hai bên tượng trưng cho bà Cổ Tổ hoặc ông Mãnh và gia tiên. 
Ky Chen Tho (3)
Bộ kỷ 5 chén thường được sử dụng trên bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên

Ý nghĩa của 3 chén trên bàn thờ

Nếu 5 chén tượng trưng cho ngũ hành, 3 chén trên bàn thờ chén đại diện cho sự giới hạn “quá tam ba bận”, ba đời bảy họ,… Đặc biệt, trong truyền thống của người Việt, khi cha mẹ qua đời con cái sẽ để tang 3 năm để ghi nhớ công ơn dưỡng dục, sinh thành. Do đó, nhiều gia đình cũng sử dụng kỷ 3 chén để thể hiện tấm lòng thành kính, sự tri ân với cha mẹ, ông bà, gia tiên.
Tương tự với 5 chén trên bàn thờ gia tiên, bộ kỷ ba chén cũng được sử dụng để đựng rượu, đựng nước, đựng trà. Trong đó, chén ở giữa thờ thần và hai chén bên cạnh để thờ tổ tiên, Bà cô – ông Mãnh.
Vì bộ kỷ 3 chén nhỏ hơn nên trong các gia đình có diện tích bàn thờ nhỏ thường sử dụng đồ thờ này.

Ý nghĩa của các lễ vật trong kỷ chén thờ

Theo văn hoá thờ cúng tâm linh, sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay, dù thân xác đã tan nhưng linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại. Cùng với đó, cha ông ta quan niệm “trần sao âm vậy”. Chính vì vậy, người chết ở thế giới bên kia cũng có cuộc sống như chúng ta. Do đó, con cháu có thể cúng cho các ngài các lễ vật quan trọng như tiền, vàng bạc, nước, rượu, gạo để bày tỏ tấm lòng thành kính với các ngài.
Ky Chen Tho (4)
Bộ kỷ chén thờ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc
Bộ kỷ chén thờ thường được sử dụng để đựng rượu, nước, gạo hoặc trà, muối dâng cho tổ tiên. Trong đó, mỗi vật phẩm lại chứa đựng những nét ý nghĩa riêng.
Tham khảo ngay:  ý nghĩa của chóe thờ

Chén rượu

Từ lâu rượu đã là vật phẩm được sử dụng phổ biến để dâng lên tổ tiên và thần linh. Bởi rượu có thể kết nối tình cảm với mọi người. Vì vậy, việc dâng rượu lên trên bàn thờ gia tiên có thể giúp gia chủ kết nối được với tổ tiên của mình, từ đó cầu mong sự phù hộ, độ trì.

Chén nước

Bên cạnh rượu, chén nước trên bàn thờ cũng có ý nghĩa rất linh thiêng. Bởi nước được xem là đại diện cho chữ tâm, sự thanh tịnh, không ô nhiễm hồng trần. Đồng thời, nếu theo đạo Phật, các vật cúng khác như hoa, trái, nhang, đèn,… có thể thiếu, không cần thiết nhưng chắc chắn phải có ly nước.
Ngoài ra, nước vốn là tài nguyên quý giá của con người. Nếu thiếu nước, con người và vạn vật sẽ không thể nào sống được. Vì vậy, để tổ tiên có cuộc sống được ấm no, thanh thản, các gia chủ thường đặt chén nước thờ trên bàn thờ gia tiên.

Chén trà

Việc dâng chén trà lên cho tổ tiên được gắn liền với văn hóa thưởng trà đã có từ lâu của dân tộc ta. Hơn nữa, nó còn tiếp tục thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, sự chu đáo, tấm lòng thành kính, luôn chăm lo cho tổ tiên.
Ky Chen Tho (5)
Kỷ chén thờ thể hiện sự chu đáo, tấm lòng thành kính

Chén gạo

Gạo được xem là hạt ngọc trời, thực phẩm chính và rất quan trọng trong đời sống của con người Việt Nam từ bao đời nay. 
Việc sử dụng kỷ chén thờ để đựng gạo dâng lên gia tiên chính là sự thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với đấng sinh thành, có công lao dưỡng dục mình.

Chén muối

Muối cũng là lễ vật được sử dụng để dâng lên tổ tiên. Bởi nếu thiếu muối cơm chẳng lành, canh cũng chẳng thể ngọt, làm mất đi gia vị cho cuộc sống hạnh phúc. Bên cạnh đó, muối còn đại diện cho sự kiên cường, trong sáng. Việc đặt chén muối lên trên bàn thờ gia tiên sẽ giúp cho cuộc sống của gia chủ được vững vàng, phát triển suôn sẻ mà không gặp phải gian truân, bất trắc.

Cách sắp xếp kỷ 3 chén và 5 chén trên bàn thờ

Mỗi vật phẩm trên bàn thờ gia tiên đều có những quy tắc đặt và vị trí đặt khác nhau. Vậy, bộ kỷ chén thờ nên được đặt ở đâu, cách đặt 3 chén thế nào và 5 chén ra sao cho hợp phong thuỷ là vấn đề được nhiều gia chủ quan tâm. 
Tùy thuộc vào kích thước và điều kiện của bàn thờ, mỗi gia đình có thể lựa chọn sử dụng ba hoặc năm chén. Dưới đây là các nguyên tắc cần lưu ý trong việc bố trí chén:

Bài trí kỷ chén thờ chuẩn phong thuỷ

Cách xếp bộ ngai chén 3 hoặc 5

Nếu gia chủ chọn sử dụng 3 chén nước bàn thờ, có thể đặt chén rượu ở vị trí giữa để dâng thần. Chén thứ hai sẽ chứa trà khô không pha nước và sau khi hoàn thành lễ cúng, chén này có thể được vẩy trên mặt bàn xung quanh, có ý nghĩa như việc gieo hạt. Chén thứ ba sẽ chứa nước. Bộ ngai chén thờ thường đặt ở vị trí trước bát hương và mâm bồng.
Trong trường hợp gia chủ sử dụng 5 chén trên bàn thờ, thứ tự của chúng sẽ là: chén rượu – trà – nước – gạo – muối. Sau khi hoàn thành lễ cúng, gạo và muối có thể được rải đều xung quanh sân nhà.

Nguyên tắc sắp xếp bộ kỷ chén thờ

Khi sắp xếp kỷ chén thờ trên bàn thờ gia tiên, gia chủ cần tuân theo nguyên tắc cụ thể. Đầu tiên cần phải đảm bảo tính cân đối, giá trị thẩm mỹ cho bàn thờ. Bên cạnh đó, do đây là khu vực linh thiêng nên cần phải đảm bảo các yếu tố tâm linh, phong thuỷ trên bộ kỷ chén thờ. 
Bộ kỷ chén thờ thường được đặt ở phía trước bát hương và chính giữa bàn thờ.
Việc sắp xếp bàn thờ một cách cân đối không chỉ đảm bảo sự cân bằng âm – dương mà còn mang lại lợi ích cho con đường công danh của gia chủ. Do đó, bộ kỷ chén thờ phát huy tác dụng tốt nhất, gia chủ cần chú ý cách sắp xếp các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ gia tiên một cách có nguyên tắc.  

Nên sử dụng kỷ chén thờ bằng chất liệu gì?

Trên thị trường hiện nay, kỷ chén thờ được chế tác bằng nhiều chất liệu khác nhau như đồng, gốm,… đem đến cho khách hàng đa dạng sự lựa chọn. 
Ky Chen Tho (7)
Kỷ chén thờ gốm chất lượng ưu việt

Kỷ chén thờ bằng gốm

Tìm hiểu thêm:  chọn lục bình nhỏ để bàn thờ

Kỷ chén thờ bằng gốm sứ là lựa chọn tối ưu của rất nhiều gia đình, từ thời xưa cho đến ngày nay. Bởi chúng không những sở hữu vẻ ngoài bắt mắt, sang trọng mà còn có độ bền cao.
Bên cạnh đó, trong phong thuỷ, gốm là chất liệu tốt sẽ mang đến tác dụng vượng khí, sinh lợi cho gia đình. Chúng hội tụ đầy đủ 5 yếu tố ngũ hành: Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ. Trong đó, nhờ được sinh ra từ Đất – Nước – Gió – Lửa mang đến tác dụng cân bằng Âm Dương Ngũ Hành. Bởi vậy, kỷ chén thờ thấm đẫm yếu tố tâm linh trong từng thớ đất, toát ra từ hình dáng, màu sắc, hoa văn.

Kỷ chén thờ bằng đồng

Các gia đình Việt Nam lựa chọn chén nước cúng bằng đồng bởi chúng có độ bền cao, sở hữu nhiều hoạ tiết tinh xảo. Tuy nhiên, nếu xét về mặt phong thuỷ, bàn thờ cần phải đảm bảo đầy đủ 5 yếu tố ngũ hành. Mà kỷ chén thờ bằng đồng thuộc hành Kim, nếu sử dụng sẽ không thể đáp ứng được tính tâm linh phong thuỷ. Do đó, gia chủ có thể bổ sung thêm các vật phẩm bằng chất liệu khác như gốm sứ để đảm bảo cân bằng các yếu tố ngũ hành trên bàn thờ.

Những mẫu kỷ chén thờ Bát Tràng mới nhất

Nhắc đến thương hiệu gốm nổi tiếng, có chất lượng tốt hiện nay, Bát Tràng luôn là đơn vị dẫn đầu tại thị trường Việt Nam. Các sản phẩm được chế tác hoàn toàn thủ công bởi nghệ nhân có tay nghề cao. Đối với nhiều gia đình đây là điểm cộng, bởi sản phẩm càng được thiết kế chỉn chu, dày công càng giúp thể hiện được tấm lòng thành tốt nhất. Đồng thời, với chất liệu gốm sứ cao cấp, được nung trong nhiệt độ 1200 – 1300 độ C đảm bảo bền bỉ, mang đến giá trị sử dụng lâu dài. 
Ky Chen Tho (8)
Mẫu kỷ chén thờ với hoa văn độc đáo
Các mẫu mã bộ chén thờ Bát Tràng hiện nay rất đa dạng, một số dòng điển hình có thể kể đến như:

Kỷ chén thờ men rạn

Kỷ chén thờ được phủ bởi lớp men rạn đặc trưng của làng nghề Bát Tràng. Loại men này xuất hiện bắt đầu từ thế kỷ 16, sở hữu sắc xám trầm tạo nên vẻ đẹp cổ điển, cực phù hợp đặt trong không gian thờ cúng cần sự uy nghi, trang trọng.
Hoa văn trên kỷ chén thờ Bát Tràng được chế tác vô cùng tỉ mỉ, công phu. Các vết rạn trên kỷ chén được nghệ nhân Bát Tràng làm ra với kỹ thuật đặc biệt, mang đến sự độc đáo cho đồ thờ.
Bạn có thể tham khảo một số bộ chén thờ men rạn tại gốm Thiên Long để hiểu hơn về sản phẩm:
  • Bộ kỷ chén thờ men rạn đắp nổi long chầu nguyệt 231040.
  • Bộ kỷ chén thờ men rạn đắp nổi vẽ vàng hoa sen 231041.

Kỷ chén thờ men lam

Kỷ chén thờ men lam được sử dụng rất phổ biến trong các gia đình. Bởi đây là dòng men cổ xưa, sở hữu gam màu xanh thanh cao, tinh tế đầy đặc trưng. Lớp men nền của kỷ chén thờ có màu trắng còn hoa văn chủ yếu là rồng, phượng hoặc hoa sen được vẽ màu lam cực ấn tượng, với độ đậm, nhạt khác nhau. 
Tại gốm Thiên Long có rất nhiều mẫu mã bộ chén bát thắp hương men lam để khách hàng có thể lựa chọn, mang về vật phẩm thờ cúng phù hợp với sở thích và diện tích bàn thờ của gia đình như:
  • Bộ kỷ chén thờ men lam vẽ hoa sen 231053. 
  • Bộ kỷ chén thờ men lam vẽ vàng hoa sen 231046.
Ky Chen Tho (9)
Kỷ chén thờ Bát Tràng với chất lượng ưu việt

Kỷ chén thờ men ngọc đắp nổi

Xem thêm: ý nghĩa đỉnh hạc

Kỷ chén thờ men ngọc đắp nổi được trang trí bằng lớp men rong cổ truyền thống tại làng nghề Bát Tràng. Men rong hay còn được biết đến là men ngọc, một dòng men rất khó để điều chế và không phải đơn vị nào cũng có thể làm được. Nhiều khách hàng thường nhầm lẫn về men rong với men lam bởi chúng đều sở hữu sắc xanh giống nhau. Tuy nhiên, nếu khách hàng nhìn kỹ có thể phân biệt men ngọc và men lam bởi men ngọc mang đến độ sâu và trong hơn.
Chi phí của bộ chén cúng men ngọc đắp nổi cao hơn so với men rạn và men lam. Vì vậy, khách hàng có thể cân nhắc trước khi mua. 
Một số mẫu mã kỷ chén thờ men ngọc đang rất được ưa chuộng tại gốm Thiên Long mà bạn có thể tham khảo như:
  • Bộ kỷ chén thờ men ngọc đắp nổi rồng 231042.
  • Bộ kỷ chén thờ men lam ngọc vẽ hoa sen 231053.

Kỷ chén thờ men hoàng thổ

Bộ chén bàn thờ men hoàng thổ sở hữu sắc men sang trọng, tựa như màu sơn gỗ bóng loáng, mịn màng. Khi đặt trên bàn thờ, vật phẩm có thể giúp cho không gian thờ cúng của gia đình bạn trở nên quý phái, sang trọng hơn. 
Gợi ý kỷ chén thờ men hoàng thổ tại gốm Thiên Long mà bạn có thể tham khảo như:
  • Bộ kỷ chén thờ men hoàng thổ đắp nổi hoa sen 230162.
  • Bộ kỷ chén thờ men vàng hoàng thổ đắp nổi rồng 231063.
Ky Chen Tho (10)
Kỷ chén thờ với ý nghĩa phong thuỷ độc đáo

Kỷ chén thờ men xanh ngọc lục bảo

Men xanh ngọc lục bảo được mệnh danh là ngọc trên gốm. Sắc xanh của loại men này có màu như trong suốt đầy lung linh, huyền ảo. Các hoạ tiết trang trí trên kỷ chén thờ thường được đắp nổi đầy công phu bằng chính dòng men đó. Quy trình đắp nổi này rất kỳ công, đòi hỏi nghệ nhân phải cực kỳ kiên nhẫn và tỉ mỉ để tạo ra sản phẩm có hoạ tiết sắc nét, giá trị biểu tượng cao.
Mẫu mã kỷ chén thờ men xanh ngọc lục bảo mà khách hàng có thể tham khảo tại gốm Thiên Long chính là bộ kỷ chén thờ men xanh ngọc lục bảo đắp nổi rồng 231061. 
Nếu khách hàng muốn đặt thiết kế kỷ chén thờ, có thể liên hệ đến với gốm Thiên Long để được chế tác.
Thông tin liên hệ:
Gốm Sứ Bát Tràng Chính Hãng – Gốm Thiên Long
Hotline / Zalo: 0962123669 / 0988400100
Cở sở 1: Số 2A, Ngõ Gốm, thôn 2 Bát Tràng, Bát Tràng
Cơ sở 2: Ki ốt số 26 – 27 Khu B chợ gốm Bát Tràng
Cơ sở 3: Số 738 Đ.Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Gọi ngayMessenger