Hướng dẫn Phân Biệt Gốm Sứ Trung Quốc Với Gốm Sứ Bát Tràng
Mục lục
Một người con của làng nghề truyền thống Bát Tràng, tôi cũng không thể phủ nhận Trung Quốc là cái nôi của gốm sứ trên thị trường toàn cầu. Những tuyệt phẩm của gốm sứ Trung Quốc đôi khi gốm Bát Tràng cũng khó mà theo được. Nhưng những sản phẩm Trung Quốc tràn sang thị trường Việt Nam, nói đúng hơn là những người buôn của Việt Nam đặt mua sản phẩm rẻ tiền của Trung Quốc mang về nước ta nhằm bán kiếm lời tiềm ẩn nhiều nguy cơ vô cùng độc hại tới sức khỏe người sử dụng. Chủ yếu những sản phẩm về đồ gia dụng, bát đĩa, ấm chén hay thậm chí những chiếc bát hương mà người dân mua về thờ cúng. Ngày hôm nay với kiến thức trong nghề, tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách phân biệt gốm sứ Trung Quốc với gốm sứ Bát Tràng. Bài viết này tôi sẽ phân tích vô cùng rõ ràng và chi tiết rất mong bạn đọc thật kỹ để nắm chắc chắn cho mình kiến thức bổ ích này.
Phân biệt thông qua độ dày, độ chắc chắn và trọng lượng của gốm sứ.
Với cách nhận biết này, nói vui nhưng bạn nhắm mắt cũng có thể phân biệt được.
Có phải gốm Bát Tràng dày và thô hơn gốm Trung Quốc?
Mình có đọc qua nhiều bài viết trên các trang mạng, bài nào cũng có nói như vậy. Điều này chỉ đúng khi cách đây 10-15 năm trước, khi đó công nghệ chưa có đủ, gốm Bát Tràng thường rất dày, nặng và không có độ chính xác. Bạn nào còn những chiếc bát ăn cơm ngày xưa của Bát Tràng thì có thể nhận thấy chiếc bát đó thậm chí còn hơi méo mó, độ dày miệng bát còn lượn rãnh dày mỏng do tráng men không đều hoặc độ co ngót của đất không chính xác. Nhưng Gốm Bát Tràng ngày nay đã khác rất nhiều, về độ dày thậm chí còn mỏng hơn những sản phẩm nhập rẻ từ Trung Quốc về. Lúc này chúng ta cần so sánh về trọng lượng của gốm sứ.
Gốm Sứ Bát Tràng chắc chắn có trọng lượng nặng hơn của Trung Quốc
Khi bạn cầm 2 sản phẩm lên tay, nếu độ dày bằng nhau thì gốm Trung Quốc sẽ nhẹ hơn gốm Bát Tràng. Tại sao gốm Bát Tràng lại nặng hơn Trung Quốc khi có độ dày bằng nhau thậm chí còn mỏng hơn?
Điều này là 1 phần nguyên nhân dẫn đến việc gốm sứ Trung Quốc có chất lượng kém và sử dụng sẽ độc hại tới sức khỏe chúng ta. Đất để làm ra những chiếc chén, bát đĩa của Trung Quốc thường là đất không được qua tinh luyên sạch. Đất vẫn còn rất nhiều chì và tạp chất, các tinh thể đất chưa được dày đặc và kết dính vì vậy sẽ không thể nung được ở nhiệt độ cao mà chỉ tầm 5-600 độ nếu cao hơn sản phẩm sẽ hỏng ngay khi nung. Ở nhiệt độ đó chưa thể khử hết chì và đa số tạp chất. Sản phẩm sau khi nung khi đập ra bạn sẽ thấy chất sứ hơi xốp, không gắn kết rất dễ vỡ và sử dụng sẽ độc hại.
Còn đất của gốm Bát Tràng thường được tinh luyện kĩ rất rất ít tạp chất, các tinh thể đất gắn kết chặt chẽ nên sẽ nặng hơn. Những chiếc chén, bát đĩa sẽ được nung ở nhiệt độ cao tới 1200-1280 độ c. Ở nhiệt độ đó đã khử được hết các tạp chất còn lại trong đất, sản phẩm sẽ chắc chắn khó sứt mẻ và đặc biệt sử dụng rất an toàn.
Nếu chưa sử dụng, vậy làm sao để biết được gốm Bát Tràng chắc chắn hơn của Trung Quốc?
Ở phía trên tôi đã giải thích tại sao gốm Bát Tràng lại chắc chắn hơn gốm của Trung Quốc giá rẻ. Vậy làm sao chỉ cầm thôi chưa sử dụng ta đã biết được độ chắc chắn. Rất dễ thôi như tôi đã nói ở trên nhắm mắt cũng biết được.
Ví dụ bạn cầm cái chén hay cái bát lên, búng tay vào miệng hoặc thân bát. Nếu là gốm Bát Tràng bạn sẽ nghe tiếng trong và vang vô cùng chắc chắn, còn với gốm Trung Quốc khi búng tay vào chỉ nghe tiếng ộp ộp như bạn gõ vào bức tường rỗng vậy.
Tôi vừa bật mí cho các bạn cách đầu tiên để phân biệt gốm Bát Tràng với gốm Trung Quốc quá đơn giản phải không nào. Chỉ cần cầm, sờ và gõ là ta đã có thể biết r.
Phân biệt gốm Trung Quốc thông qua họa tiết, nét vẽ của sản phẩm.
Nét vẽ, họa tiết của gốm Bát Tràng:
Vẽ tay thủ công: nét vẽ thường rất mềm mại, uyển chuyển, có nét thanh nét đậm. Đặc biệt khi bạn sờ vào thì sẽ ko thấy gợn vì nét vẽ được vẽ rồi mới phủ 1 lớp men lên trước khi cho vào nung.
In decal: để giảm giá thành và tăng năng lực sản xuất gốm Bát Tràng cũng đã có công nghệ in decal lên sản phẩm. Nhưng decal của sản phẩm Bát Tràng làm từ màu tốt chịu nhiệt độ cao. Khi nung với nhiệt độ cao thì lớp mỏng men bên ngoài sẽ hơi chảy ra giữ lại hoa văn dán bên ngoài, sờ vào bạn phải cảm nhận kỹ mới thấy đc, màu rất bền và không còn độc hại.
Nét vẽ, họa tiết của gốm Trung Quốc:
Các sản phẩm rẻ tiền của gốm Trung Quốc 100% in ấn decal nhẹ lửa cho nên màu rất tươi. Nhưng không được bền, rất dễ bong, bạn chỉ cần lấy móng tay hơi cào cào đôi khi màu cũng sẽ bị bong ra. Nhiều đơn vị ở Việt Nam nhập hàng trắng về sau đó mới in lên cũng không thể chất lượng được vì bản thân những sản phẩm đó đã kém chất lượng không thể nung được ở nhiệt độ cao. Đặc điểm những sản phẩm này sờ vào họa tiết, nét vẽ sẽ rất gồ ghề.
Các sản phẩm này sử dụng nếu không sứt mẻ cũng sẽ bị mờ hoặc bong nét vẽ theo thời gian. Đặc biệt dùng trong đồ ăn sẽ gây độc hại cho người tiêu dùng.
Phân biệt thông qua tông màu, tích vẽ sản phẩm gốm sứ.
Tông màu của gốm Bát Tràng thường trang nhã, không lòe loẹt, rất ít màu chỉ từ 1,2 đến 3 màu trên 1 sản phẩm. Nếu nhiều màu thì cũng rất mát mắt, phối vừa ngắm không phô trương. Đặc biệt các tích vẽ thường gắn liền với đời sống người dân Việt ta, như họa tiết sen, cá chép, bốn mùa, tả cảnh đời sống thường ngày người nông dân.
Tông màu của gốm Trung Quốc thường rất phô trường, lòe loẹt, màu sắc sặc sỡ nên mới nhìn vào sẽ rất bắt mắt. Nhưng sẽ không có chiều sâu, không chơi được lâu vì bay màu và nhanh chán.
Dùng ánh sáng để phân biệt gốm sứ Bát Tràng với Trung Quốc
Phần này các bạn đọc chú ý mình có nhận định khác với các bài viết trên mạng vì có thể là họ viết lâu rồi hoặc tác giả bài viết là các bạn chuyên về chăm sóc website chưa nắm rõ được về gốm sứ.
Gốm Bát Tràng sử dụng nguyên liệu sạch, xương đất trắng, lớp men phủ dày. Khi bạn cầm chiếc bát, chén lên đặt ánh đèn đằng sau sẽ rõ được ánh đèn thậm chí còn hơi thấy màu của ánh đèn nhờ lớp men bóng kết dính với xương đất trắng.
Gốm Trung Quốc sử dụng nguyên liệu chưa qua tinh luyện sạch, đất còn lẫn tạp chất. Lớp men phủ cũng vô cùng mỏng. Vậy nên khi đưa lên ánh đèn chỉ nhìn thấy mờ màu vàng đục, không được trắng.
Lớp men của sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng để phân biệt gốm sứ.
Gốm Bát Tràng các sản phẩm được làm bằng xương đất trắng, cộng thêm được phủ thêm lớp men dày và bóng. Khi nung với nhiệt độ cao men sẽ chảy và quyện chặt vào xương đất tạo thành 1 khối kết dính. Sản phẩm sau nung sẽ có được lớp men bóng nhìn xuyên đằng sau là nền trắng của đất nhìn sẽ rất trắng, sáng và có độ sâu.
Gốm Trung Quốc chỉ được phủ 1 lớp men vô cùng mỏng, cộng với nguyên liệu kém chất lượng khi nung lớp men chỉ hơi chảy, chưa đủ để hòa thành 1 khối với xương đất. Sản phẩm sau nung sẽ thấy rõ chỉ có màu hơi ngả vàng đục, sờ lớp men vẫn mịn nhưng không được trắng bóng.
Bạn có thể sử dụng cùng 1 vật cứng thử cọ xát lớp men thì có thể nhận thấy sản phẩm của Trung Quốc vô cùng dễ xước men, nếu sử dụng lâu men sẽ không còn, thậm chí còn bong men. Còn với gốm Bát Tràng tôi tin bạn sẽ phải cố gắng lắm mới có thể làm xước được lớp men bên ngoài.
Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng để đánh giá độ sáng đẹp của sản phẩm, công năng và thời gian sử dụng, tuổi thọ của sản phẩm. Tin tôi đi, bạn sẽ không muốn sử dụng một chiếc chén Trung Quốc mà khi cọ rửa, cặn bã của nước chè, hay chén nước cúng trên ban thờ đánh mãi không thể sạch. Đơn giản vì lớp men của sản phẩm Trung Quốc vô cùng mỏng và dễ xước, chất bẩn đã dính vào lớp đất mất rồi thì sao rửa được đây. Còn với sản phẩm Bát Tràng thì tôi tin bạn sẽ rất hiếm gặp phải trường hợp như vậy.
Phân biệt qua logo, tem đáy sản phẩm gốm sứ.
Cách cuối cùng tôi cung cấp cho bạn đọc để phân biệt gốm sứ Bát Tràng với Trung quốc đó là xem tem đáy, logo của sản phẩm gốm sứ.
Nếu có tem đáy là của Bát Tràng, hay đơn vị cá thể trong Bát Tràng thì bạn hãy nên mua còn sản phẩm không có tem đáy, không rõ nguồn gốc xuất xứ thì tôi nghĩ bạn nên trả lại chủ cửa hàng.
Nhiều đơn vị có mua sản phẩm của Trung Quốc về sau đó dán tem đáy Bát Tràng lên thì bạn có thể sử dụng những cách tôi đã nói ở trên để tiếp tục phân biệt. Hoặc nếu sờ thấy lớp tem nằm phía dưới lớp men thì bạn cũng có thể an tâm 99% là sản phẩm của gốm Bát Tràng.
Vừa rồi tôi đã hướng dẫn bạn đọc 6 cách đơn giản để phân biệt gốm sứ Trung Quốc với gốm Sứ Bát Tràng. Hi vọng qua bài viết này các bạn đọc có thể tự tin lựa chọn cho mình những sản phẩm gốm sứ chất lượng cũng như an toàn khi sử dụng.
Tôi nhớ ngày còn nhỏ tuổi, được theo mẹ đi các hội chợ thương mại để bán sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Tại hội chợ có nhiều gian hàng bán các sản phẩm bát đĩa Trung Quốc nhưng lại đặt hiệu gốm Bát Tràng vô cùng rẻ. Vậy là người dân cứ la liệt vào mua về sử dụng, chỉ một số rất rất ít mua các sản phẩm chính hãng Bát Tràng của mẹ tôi, mặc cho có sản phẩm so sánh hay sự tư vấn nhiệt tình của tôi và mẹ.
Ngày đó tôi đã rất ấm ức tại sao người dân lại có sự lựa chọn như vậy. Lớn lên tôi mới biết ngày đó không phải là họ không biết, nhưng vì kinh tế khó khăn, hàng gốm Bát Tràng lúc đó giá lại đang rất cao cho nên người dân dù rất thích nhưng cũng không dám lựa chọn cho mình những sản phẩm tốt về sử dụng. Mặc dù biết là hàng Trung Quốc, dùng sẽ độc hại nhưng điều kiện không cho phép thì sao có sự lựa chọn đây. Với cả có độc hại nhưng cũng đâu có chết luôn – suy nghĩ lúc đó là vậy.
Giờ đây kinh tế người dân cũng khá hơn, hàng gốm Bát Tràng cũng rất đa dạng mẫu mã và giá thành mà vẫn đảm bảo an toàn người sử dụng. Tôi tin chắc chắn người dân bây giờ đã có suy nghĩ khác, sẽ tìm cho mình những địa chỉ bán đồ gốm sứ Bát Tràng uy tín. Và tất nhiên, tôi hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho mọi người đang tìm hiểu thông tin để bảo vệ sức khỏe của gia đình mình.
Cập nhật các tỉnh thành đã sử dụng gốm Bát Tràng do Gốm Sứ Thiên Long phục vụ:
An Giang, Bắc Kạn, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Tiền Giang, Quảng Ninh, Quảng Trị, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Bình Dương, Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Long, Yên Bái.
Hà Tĩnh, Hải Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Huế, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Long An.
Ninh Bình, Điện Biên, Đồng Nai, Hưng Yên, Khánh Hòa, Quảng Nam, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Hòa Bình.