Mục lục
Tìm hiểu cách đặt chóe trên bàn thờ không chỉ giúp gia chủ sắp xếp bàn thờ thêm phần gọn gàng mà còn thể hiện được sự thành kính, đảm bảo tính phong thuỷ cho bàn thờ. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua việc này mà sắp xếp chóe thờ tuỳ ý. Điều này không được đánh giá cao, nhất là khi gia chủ vô tình xếp chóe thờ sai vị trí. Để hiểu hơn lý do nên đặt chóe trên bàn thờ đúng chỗ và cách bày chóe thờ chuẩn nhất, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Ý nghĩa của chóe thờ trên bàn thờ
Chóe thờ là một chiếc hũ có hình dáng giống với chum đựng gạo mà các gia đình thường sử dụng vào ngày xưa. Mặc dù trên thị trường hiện nay, mẫu mã thiết kế của chóe thờ rất đa dạng, tuy nhiên chúng đều có đặc điểm chung nhất là sở hữu phần miệng nhỏ, thân giữa phình to thuôn dần về đáy. Cách thiết kế này giống với bình hút lộc, do đó chúng được đánh giá có khả năng mang đến nhiều tiền tài, phú quý cho gia đình.
Chóe thờ được sử dụng để đựng lễ vật thờ cúng dâng lên tổ tiên, trong đó bao gồm: muối, nước, gạo. Theo như văn hoá tâm linh, người ta tin rằng: “trần sao âm vậy”. Phía sau mỗi cái chết đều tồn tại một sự sống ở thế giới mới. Sự sống này sẽ được bắt đầu khi sang thế giới bên kia.
Do đó, để chăm phần hồn cũng như phần xác cho tổ tiên, con cháu thường học cách đặt chóe trên bàn thờ để tổ tiên, ông bà ở thế giới bên kia vẫn có cuộc sống no đủ và phù hộ cho con cháu được may mắn, bình an.
Nếu bạn mong muốn tìm hiểu sâu thêm về ý nghĩa của chóe thờ gạo, chóe thờ muối, chóe thờ nước, có thể tham khảo thêm bài viết “ý nghĩa của chóe thờ” tại gốm Thiên Long.
Tìm hiểu thêm: ý nghĩa của chóe thờ
Chóe thờ được sử dụng để đựng lễ vật thờ cúng dâng lên tổ tiên
Tại sao nên biết cách đặt chóe trên bàn thờ?
Cách đặt chóe trên bàn thờ như nào cho đúng là vấn đề được nhiều gia chủ quan tâm khi mua đồ thờ cúng. Bởi suy cho cùng, bàn thờ là thế giới tâm linh thu nhỏ, nơi mỗi người con, người cháu bày tỏ tấm lòng thành kính của mình với ông bà, tổ tiên trong gia đình.
Thờ cúng không phải là nghĩa vụ của riêng ai mà cốt yếu ở chính cái tâm của con cháu đối với tổ tiên, người có công dưỡng dục mình. Đồng thời, thờ cúng tổ tiên cũng là cách để thể hiện đạo lý, truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của con người Việt Nam ta “uống nước nhớ nguồn”. Thông qua việc thờ tự, con cháu có thể bày tỏ những cầu mong, hy vọng ông bà phù hộ cho gia đình được bình an và gặp được nhiều may mắn.
Chính bởi vậy, từ thời xưa, các gia chủ đã rất chú trọng đối với việc thờ cúng, nhất là trong khichuẩn bị và sắp xếp các vật phẩm đồ thờ cúng nói chung và cách đặt chóe trên bàn thờ gia tiên nói riêng.
Ông cha ta đã đưa ra những nguyên tắc trong sắp xếp đồ thờ cúng và trong đó có cách đặt chóe trên bàn thờ. Nguyên tắc này được dựa trên phong thuỷ và tính cân đối trong bố trí đồ thờ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người không biết việc đặt chóe thờ cần tuân theo một nguyên tắc nhất định chứ không thể đặt tuỳ ý được.
Việc đặt chóe thờ sai vị trí đôi khi có thể khiến gia chủ phạm phải những điều đại kỵ. Điều này sẽ dễ đẩy gia chủ gặp phải những chuyện không may và khiến các thành viên trong gia đình lục đục với nhau.
Bởi vậy, cách bày chóe trên bàn thờ đúng vị trí là hết sức quan trọng. Khi sắp xếp đúng vị trí và thờ cúng bằng tấm lòng thành của mình sẽ giúp gia chủ có được cuộc sốnh bình an và thuận lợi hơn.
Có nên đặt chóe trên bàn thờ Phật, bàn thờ Ông Địa
Trước khi tìm hiểu về cách đặt chóe trên bàn thờ, gia chủ cần phải biết được chúng ta có nên sử dụng chóe trên bàn thờ Phật, bàn thờ Ông Địa không. Bởi chóe là đồ thờ dùng để dâng lễ vật như muối, nước, gạo lên tổ tiên, thể hiện sự săn sóc cho cuộc sống của tổ tiên khi về thế giới bên kia.
Trên bàn thờ Phật, gia chủ chỉ cần sử dụng 1 choé nước, không giống với bàn thờ gia tiên cần đến 3 choé. Còn đối với bàn thờ Ông Địa, vẫn sử dụng 3 chóe thờ gạo – muối – nước.
Quan điểm về sử dụng chóe trên bàn thờ Phật, bàn thờ Ông Địa sẽ khác nhau tuỳ vào tín ngưỡng, phong tục địa phương. Quan trọng nhất là gia chủ phải tôn trọng và theo nguyên tắc tín ngưỡng thờ cúng của bạn.
Cách bày chóe trên bàn thờ chuẩn nhất như thế nào?
Nếu bạn đang tìm hiểu cách để chóe trên bàn thờ, bạn có thể chọn chóe nhỏ phù hợp với các vật phẩm thờ cúng khác. Trong khi đó, chóe trong không gian bài trí thường được thiết kế lớn hơn và sở hữu các hoa văn, hoạ tiết tinh xảo. Đối với 2 kích cỡ chóe thờ lớn nhỏ, sẽ có cách bài trí khác nhau.
Bày chóe thờ cỡ nhỏ trên bàn thờ
Vị trí đặt chóe thờ tùy thuộc vào loại bàn thờ và kích thước chóe thờ mà gia đình sử dụng:
- Nếu bạn đang thờ Phật, gia chủ chỉ cần đặt 1 chóe đựng nước mà không nhất thiết sử dụng đến 3 chén nước – muối – gạo. Bạn có thể đặt chóe nước ở trung tâm bàn thờ hoặc tại vị trí phù hợp với bố trí tổng thể của ngôi nhà thờ của bạn.
- Nếu bạn đang thờ gia tiên, thì bạn cần 3 chóe nhỏ để đựng muối, gạo và nước, hoặc 1 cặp chóe lớn để đựng muối và gạo. Vị trí đặt chóe nhỏ có thể được sắp xếp thành hàng ngang hoặc hình tam giác. Thứ tự đặt chuẩn nhất là chóe nước ở giữa và chóe muối, gạo ở hai bên. Bạn có thể đặt chóe trước bát hương và sau mâm bồng. Mỗi choé cách nhau khoảng 5 – 9cm.
- Với bàn thờ thần tài, bạn có thể đặt chóe sau bát hương, giữa ông địa và thần tài. Bạn cũng có thể sắp xếp các chóe theo hình tam giác.
Bày chóe thờ cỡ lớn
Trên bàn thờ phổ biến những chiếc chóe thờ nhỏ xinh, phù hợp với kích thước của bàn thờ. Nhưng trong không gian bài trí tại nhiều gia đình sử dụng chiếc choé kích cỡ lớn, khoảng 10 lít và có cái sở hữu dung tích 25 lít, 30 lít. Chóe trong đời sống được dùng để đựng gạo, đựng lúa mì và nhiều gia đình cũng dùng chung để ngâm các loại rượu quý.
Trong các gia đình danh gia vọng tộc xưa, cặp chóe thờ được xem là biểu tượng cho phúc lộc tràn trề, sự quyền thế của gia chủ. Các gia đình bố trí chóe thờ cỡ lớn ở 2 bên bàn thờ, cạnh đôi lục bình. Những mẫu chóe thờ này được đắp nổi, vẽ hoạ tiết, hoa văn tinh xảo, phổ biến là long, lân, quy, phụng hoặc tùng hạc diên niên, nhật nguyệt. Sự hiện diện của các mẫu chóe thờ cỡ lớn này vừa thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn giúp cho không gian thờ cúng thêm phần trang nghiêm, đẹp mắt.
Gia chủ có thể kê thêm 1 chiếc chân đế hoặc sử dụng ghế đôn cao từ 15 – 30cm để đặt choé cỡ lớn.
Xem thêm: Ý nghĩa của đèn dầu
Gia chủ là con thứ có nên sử dụng choé cỡ đại không?
Trong khi tìm hiểu về cách đặt chóe trên bàn thờ, nhiều gia chủ gặp phải thắc mắc con thứ có nên sử dụng choé cỡ đại trong không gian thờ cúng hay không. Hãy cùng chúng tôi giải đáp vấn đề này ngay dưới đây:
Trong gia đình người Việt từ thời xưa, con trưởng có vai trò quan trọng nhất trong việc kế tục hương hỏa, chăm nom phần âm trong nhà. Chình vì vậy, việc sắp xếp bàn thờ, đảm bảo các quy tắc tâm linh phong thuỷ rất được chú trọng.
Trên bàn thờ của con trưởng cần phải có đầy đủ các đồ thờ cúng như bộ đỉnh thờ, ngai vị, đôi hạc thờ, lọ lộc bình, choá cỡ đại ở hai bên để tăng thêm sự linh thiêng, trang nghiêm cho không gian thờ cúng.
Trong khi đó, ở các gia đình con thứ không cần nhất thiết phải có hạc thờ, lọ lộc bình hay chóe thờ cỡ đại. Tuy nhiên, vì choé cỡ đại là vật phẩm mang ý nghĩa sâu sắc, có khả năng thu hút tài lộc giống với lục bình nên gia chủ là con thứ hoàn toàn có thể sử dụng chóe thờ cỡ đại đặt cạnh bàn thờ để gia tăng thêm sự đầy đủ của các yếu tố ngũ hành, cải thiện sinh khí cũng như tài vận của gia đình.
Một số lưu ý quan trọng khi đặt chóe trên bàn thờ
Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện cách bày 3 chóe trên bàn thờ, để mang lại ý nghĩa sâu sắc hơn:
- Chọn chóe thờ phù hợp: Nếu trên bàn thờ, gia đình nên đặt chóe thờ có thiết kế nhỏ nhắn, tương xứng với các đồ thờ cúng khác. Trong trường hợp, kích thước của bàn thờ bị hạn chế, chỉ cần đặt hũ gạo và muối lên bàn thờ. Điều này vẫn đảm bảo được tính tâm linh, phong thuỷ. Đối với không gian bài trí, gia chủ có thể sử dụng chóe thờ đại nhằm tăng sự bề thế, sang trọng cho gia đình.
- Lựa chọn gạo, muối và nước chất lượng: Gạo, muối và nước là lễ vật dâng lên thần linh, tổ tiên nên cần phải đảm bảo chất lượng, nhằm thể hiện sự tôn trọng, thành kính với các ngài. Hãy lựa chọn các loại gạo và muối ngon, tươi mới, đồng thời đảm bảo rằng nước sử dụng là nước sạch, không chứa tạp chất bẩn hay ô nhiễm. Điều này đảm bảo sự linh thiêng và tinh khiết của các vật phẩm thờ cúng.
- Sử dụng chóe thờ riêng biệt: Để duy trì tính linh thiêng cho không gian thờ cúng, hãy sử dụng các chóe thờ riêng biệt, không sử dụng chung với các chóe dùng cho mục đích sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
- Lựa chọn chóe thờ phù hợp: Chọn loại chóe có miệng nhỏ nhưng phình to ở giữa, để mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình. Ngoài ra, hãy chọn chóe có hoa văn mang ý nghĩa phong thủy như hoa sen, long phụng, hoa mai, để tăng thêm ý nghĩa và khả năng thu hút tài lộc, may mắn của các vật phẩm trên bàn thờ.
Chóe thờ bằng gốm mang theo cả nét văn hoá truyền thống
- Tránh chọn chóe thờ bị sứt mẻ, kém chất lượng: Hãy tránh chọn những chóe thờ có sứt mẻ, vỡ nát hay kém chất lượng. Điều này giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và tăng thêm giá trị tinh thần của vật phẩm thờ cúng.
- Vệ sinh chóe thờ: nếu gia chủ biết cách đặt chóe trên bàn thờ đúng mà không vệ sinh chóe thờ cũng không thể hiện được tấm lòng thành của mình. Đối với chóe thờ bằng gốm sứ, bạn có thể dùng khăn mềm thấm qua nước ấm để lau nhẹ nhàng trên bề mặt chóe thờ nhằm đảm bảo chóe thờ được sáng bóng mà không ảnh hưởng đến lớp men.
Trên đây là những lưu ý quan trọng khi đặt hũ gạo, muối, nước trên bàn thờ, cho phép bạn tạo ra không gian thờ cúng ý nghĩa và tôn kính trong gia đình.
Khi nào nên thay hũ gạo, muối và nước trên bàn thờ?
Gia chủ không chỉ thể hiện cái tâm của mình ở việc học cách đặt chóe trên bàn thờ đúng cách mà còn thông qua sự tìm hiểu về việc khi nào nên thay hũ gạo, muối, nước trên bàn thờ.
Theo như cha ông xưa truyền lại, thời gian tốt nhất để thay hũ gạo, muối và nước là khoảng từ 2 – 3 tuần hoặc 1 tháng thay 1 lần.
Đối với hũ gạo, gia chủ có thể để chúng vào trong thùng gạo để sử dụng tiếp. Hoặc cũng có thể đổ 1 nửa hũ gạo và muối ra, sau đó cho thêm một nữa gạo và muối mới vào.
Gia chủ cần lưu ý, không nên đổ hết đi vì đây được xem là nguồn tài lộc mà tổ tiên, thần linh thưởng cho gia đình. Việc đổ hết gạo, nước, muối đi được xem như “vứt hết” tài lộc, may mắn, bình an, cũng như thể hiện một phần sự bất kính đối với các ngài.
Việc thay chóe thờ vào dịp đầu năm hay cuối năm cũng là vấn đề mà nhiều gia chủ phân vân. Theo quan niệm của người xưa, không nên thay chóe thờ vào dịp đầu năm mới. Bởi thời điểm cuối năm, tức chóe thờ đã sẵn sàng thu hút tài lộc, may mắn mới cho gia đình. Còn vào thời điểm năm mới, việc thay thế có nghĩa là bạn đã đổ đi những tài lộc, may mắn đầu năm.
Tham khảo ngay: Vị trí đặt đèn dầu trên ban thờ
Nên đặt chóe trên bàn thờ bằng chất liệu gì?
Bên cạnh việc quan tâm đến cách đặt chóe trên bàn thờ sao cho đúng, nhiều gia chủ còn chú trọng tìm mua chóe thờ đẹp để góp phần tăng tính trang nghiêm cho không gian thờ cúng. Hiện nay, trên thị trường chóe thờ được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, dưới đây là một số loại điển hình:
Chóe thờ bằng gốm
Chóe thờ bằng gốm đã được nhiều gia đình sử dụng từ ngày xưa. Tuy nhiên, nếu trước đây chóe thờ bằng gốm được xem là sản phẩm cao cấp, quý hiếm, chủ yếu được các gia đình danh gia vọng tộc sử dụng. Thì ngày nay, khi thị hiếu phát triển, cùng với nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng, chóe thờ được sản xuất nhiều hơn, có đa dạng mẫu mã khác nhau, phù hợp với từng mức ngân sách của người sử dụng.
Bên cạnh vẻ đẹp cổ kính, sang trọng, chóe thờ bằng gốm còn được lựa chọn nhiều nhờ hội tụ đầy đủ 5 yếu tố ngũ hành. Vì vậy, khi gia chủ biết cách đặt chóe trên bàn thờ đúng cách sẽ giúp đảm bảo phong thuỷ, mang đến nhiều phước lành cho gia chủ.
Nếu bạn muốn đảm bảo chất lượng gốm sứ tốt nhất, nên ưu tiên tìm đến chóe thờ gốm Bát Tràng. Ưu điểm của dòng sản phẩm này là được chế tác thủ công, sở hữu đường nét, hoạ tiết tinh xảo, mang đậm nét văn hoá, bản sắc của dân tộc Việt Nam. Nhờ sử dụng chất liệu đất sét cao lanh và nung ở nhiệt độ 1300 độ C nên có thể đảm bảo độ bền bỉ, cứng cáp.
Một số mẫu chóe thờ bạn có thể tham khảo khi muốn áp dụng cách đặt chóe trên bàn thờ như:
- Chóe thờ men lam vẽ hoa sen.
- Chóe thờ men ngọc vẽ tay hoa sen.
- Chóe thờ men rạn vẽ vàng.
- Chóe thờ men đỏ vẽ rồng vàng.
Chóe thờ bằng đồng
Chóe thờ bằng đồng được sử dụng khá phổ biến trên thị trường khi chúng sở hữu sắc màu ấm, sang trọng. Tuy nhiên, nếu xét về tính ngũ hành, chóe thờ bằng đồng thuộc hành Kim. Trong khi yêu cầu của bàn thờ là phải đảm bảo hội tụ đủ 5 yếu tố ngũ hành Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ.
Vì vậy, nếu gia chủ đã tuân thủ đúng cách đặt chóe trên bàn thờ cũng sẽ gây mất cân bằng ngũ hành, âm dương khi sử dụng chóe bằng đồng.
Top mẫu chóe thờ Bát Tràng đẹp hiện nay
Cách bày chóe trên bàn thờ sẽ giúp không gian thờ cúng đẹp mắt hơn khi lựa chọn được mẫu chóe thờ đẹp mắt. Dưới đây xin được giới thiệu đến bạn các mẫu chóe thờ Bát Tràng đang rất được ưa chuộng trên thị trường nhờ tính trang trí cao mà chúng đem đến.
Chóe thờ Bát Tràng men lam
Chóe thờ Bát Tràng men lam được làm từ dòng đất sét cao lanh tinh luyện, trải qua quá trình nung nóng trên 1200 độ C giúp xương gốm bền chắc, đảm bảo độ bền vĩnh cửu.
Màu men lam trên chóe thờ Bát Tràng rất được yêu thích bởi sắc xanh hơi ngả, mang đậm vẻ đẹp cổ kính, yên bình của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa. Trên mình chóe thờ còn được trang trí bằng những họa tiết vẽ cảnh làng quê, sen nước hoặc tứ cảnh Tùng – Cúc – Trúc – Mai đẹp mắt.
Một số sản phẩm chóe thờ Bát Tràng men lam rất được yêu thích tại gốm Thiên Long mà khách hàng có thể tham khảo qua như:
- Chóe thờ Bát Tràng men lam bọc đồng vẽ vàng phượng cổ 230243.
- Chóe thờ Bát Tràng men lam ngọc vẽ hoa sen 230235.
- Chóe thờ Bát Tràng men lam vẽ vàng hoa sen 230240.
Chóe thờ Bát Tràng men rạn
Men rạn là dòng men đặc trưng của làng gốm Bát Tràng, bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 16. Đặc điểm của dòng men này chính là những vết rạn nứt trên đường men do sự chênh lệch về độ co giữa men và xương gốm. Những vết rạn nứt này không phải là sơ suất của người nghệ nhân mà chính là dụng ý của họ để tạo ra một tác phẩm đẹp mắt và độc đáo. Đa phần, những đồ gốm men rạn thời xưa đều được xem là vật phẩm xa xỉ, sang trọng chỉ có vua chúa mới sử dụng.
Ưu điểm của chóe thờ Bát Tràng men rạn chính là gợi nên nét trầm mặc, cổ kính. Nhờ đó, giúp không gian thờ cúng trở nên linh thiêng và trang trọng hơn.
Bạn có thể tham khảo các mẫu chóe thờ Bát Tràng men rạn đẹp giúp nâng tầm sự trang nghiêm cho không gian thờ cúng như:
- Chóe thờ Bát Tràng men rạn đắp nổi rồng long chầu nguyệt 230231R.
- Chóe thờ Bát Tràng men rạn đắp nổi vẽ vàng hoa sen 230232S.
- Chóe thờ Bát Tràng men rạn vẽ rồng phượng 230253.
Chóe thờ Bát Tràng men màu
Chóe thờ men màu là tổng hợp của các màu men như men vàng, men đỏ, men xanh,.. Mỗi dòng men lại tạo nên sức hút riêng cho chóe thờ.
Đa phần các mẫu chóe thờ men màu thường được các nghệ nhân đắp nổi và vẽ vàng nhằm tô điểm cho chóe thờ thêm phần sang trọng, xa hoa. Chóe thờ men màu thường được các nghệ nhân chọn khi thiết kế mẫu đồ thờ cỡ lớn với cách đặt chóe trên bàn thờ ở 2 bên lục bình.
Top chóe thờ Bát Tràng men màu đẹp gia chủ có thể tham khảo như:
- Chóe thờ Bát Tràng men vàng hoàng thổ đắp nổi hoa sen 230250.
- Chóe thờ Bát Tràng màu men đỏ vẽ ánh kim rồng phượng 230245.
- Chóe thờ Bát Tràng men vàng hoàng tộc đắp nổi hoa sen 230255.
Chóe thờ dát vàng
Xem thêm: Đèn dầu thờ gốm Bát Tràng
Đúng như tên gọi, các sản phẩm chóe thờ dát vàng sử dụng nguyên liệu vàng thật trong khi chế tác các hoạ tiết. Mặc dù có thiết kế ấn tượng, tuy nhiên giá thành tương đối cao so với các sản phẩm khác.
Khi sử dụng chóe thờ, gia chủ cần phải lưu ý vệ sinh hết sức cẩn thận, tránh để vật sắc nhọn tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, vì điều này có thể khiến vàng bị xước mẻ.
Bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ thông tin về cách đặt chóe trên bàn thờ. Hy vọng, thông qua đây sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về ý nghĩa tâm linh của chóe thờ cũng như đặt choé ra sao cho đúng vị trí. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chóe thờ hay có nhu cầu tham khảo thêm chóe thờ gốm sứ Bát Tràng đẹp, giá tốt, hãy liên hệ đến với chúng tôi theo số hotline.
Thông tin liên hệ:
Gốm Sứ Bát Tràng Chính Hãng – Gốm Thiên Long
Hotline / Zalo: 0962123669 / 0988400100
Cở sở 1: Số 2A, Ngõ Gốm, thôn 2 Bát Tràng, Bát Tràng
Cơ sở 2: Ki ốt số 26 – 27 Khu B chợ gốm Bát Tràng
Cơ sở 3: Số 738 Đ.Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội