Tìm hiểu về tục thờ cúng: các lễ cúng Tết Nguyên Đán quan trọng

Contents

Rate this post

Trong phong tục văn hóa Việt Nam, Tết Nguyên Đán (Tết cổ truyền) được xem là dịp lễ lớn nhất trong năm. Cả một năm trời làm việc vất vả, ai ai cũng đều mong chờ đến Tết để được sum vầy cùng gia đình, tận hưởng những ngày nghỉ ngơi gặp gỡ bạn bè, người thân. Đây cũng là dịp để chúng ta tạ ơn với thần linh, tổ tiên đã phù hộ trong công việc, cuộc sống năm vừa qua. Và tất nhiên, gia đình nào cũng sẽ đều muốn cúng lễ thật chu đáo trong dịp Tết Nguyên Đán. Cùng tìm hiểu xem tục thờ cúng – các lễ cúng Tết Nguyên Đán quan trọng trong bài viết dưới đây để đón một năm mới nhiều may mắn, thuận lợi và thành công nhé!

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán

Với người Việt, Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm với nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa. Cũng theo quan niệm của phương Đông, tết là khoảng thời gian đất trời giao hòa, con người và thần linh gần gũi với nhau hơn. Tết Nguyên Đán chính là dịp để con người bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, một năm mới nhiều niềm vui và thuận lợi. 

Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm
Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm

Tết cũng là dịp đoàn viên của mọi gia đình. Dù ở bất cứ đâu, làm công việc hay ngành nghề gì thì ai ai cũng đều hướng về gia đình mỗi khi Tết đến. Thời gian này không chỉ là lúc để gác lại hết công việc, bận rộn mà là lúc để các thành viên trong gia đình sum họp. 

Có tất cả bao nhiêu lễ cúng Tết Nguyên Đán?

Tết là dịp nghỉ lễ dài ngày nên các lễ cúng cũng sẽ nhiều hơn. Tùy theo từng vùng miền, địa phương, những lễ cúng Tết sẽ có phần khác biệt đôi chút nhưng nhìn chung, những lễ cúng quan trọng trong ngày Tết cổ truyền vẫn bao gồm:

  • Cúng ông Công ông Táo – Ngày 23 tháng Chạp
  • Cúng Tất niên – 30 tháng Chạp
  • Cúng Giao thừa – Đêm 30 tháng Chạp
  • Cúng Tân Niên – Mùng 1 tháng Giêng
  • Cúng Chiêu Điện và Tịch Điện – Mùng 2 tháng Giêng
  • Cúng Hóa Vàng – Mùng 3 tháng Giêng

Ý nghĩa các lễ cúng Tết Nguyên Đán

Để có thể chuẩn bị một cách chu đáo cho các lễ cúng Tết Nguyên Đán, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa của từng lễ cúng nhé!

Lễ ông Công ông Táo

Theo như quan niệm dân gian, ông Công và ông Táo được xem là vị thần của thiên đình được cử xuống cai quản việc bếp núc, nhà cửa. Cúng ông Công ông Táo sẽ giúp gia đình êm ấm. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Ông sẽ cưỡi cá chép lên chầu Ngọc Hoàng, dâng tấu sớ để bẩm báo tình hình hạ giới. Những cái đúng sai, tốt, xấu của gia chủ trong năm qua cũng được ghi chép lại. Các gia đình sẽ phải chuẩn bị mâm cỗ cho lễ cúng ông Táo về trời.

Lễ cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo

Tùy thuộc vào từng gia đình, lễ cúng ông Táo có thể đơn giản hoặc cầu kỳ. Với mâm cúng, có thể làm lễ mặn (xôi, giò, gà, giò chả…) hoặc lễ chay (trái cây, chè, xôi, bánh). Đồ vàng mã cho lễ cúng này thường có 2 mũ ông, 1 mũ bà, trong đó mũ bà không cần cánh chuồn nhưng mũ ông cần 2 cánh. Vàng mã sẽ được đốt sau lễ cúng 23 tháng Chạp. Ngoài ra, còn có tục thả cá chép vào ngày lễ cúng ông Táo chầu trời. Theo quan niệm dân gian, cá phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa) ngày 23 tháng Chạp thì mới kịp lên Thiên Đình. 

Cúng Tất niên cuối năm

Ý nghĩa của lễ cúng tất niên cuối năm đó là để khép lại một năm đã qua, hướng đến điều tốt đẹp và đón chào năm mới. Các gia đình có thể chọn cúng tất niên vào buổi trưa, chiều ngày cuối năm. Đây là dịp con cháu làm mâm cơm cúng để mời gia tiên, ông bà đã khuất về ăn Tết với con cháu. 

Tùy theo điều kiện của gia chủ, mâm cúng gia tiên có thể khác nhau với các món chay, mặn. Nhưng về cơ bản, mâm cúng tất niên sẽ có các món như xôi, gà luộc, nem, chả, thịt nguội, các loại bánh, chè, trà, rượu, hoa quả. Đây không chỉ là ngày lễ để con cháu thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên mà còn là dịp để con cháu nơi dương thế sum họp, trò chuyện. 

Lễ cúng tất niên
Lễ cúng tất niên

Để chuẩn bị cho lễ cúng tất niên, các gia đình sẽ dọn dẹp và bài trí lại bàn thờ cho sạch sẽ, tươm tất nhất. Bởi thông thường, cúng tất niên sẽ được cúng ở trong nhà, trên bàn thờ tổ tiên. Nếu gia đình khá giả, có điều kiện thì có thể thêm một mâm lễ ở ngoài sân. 

Lưu ý cần nắm khi cúng Tất niên:

  • Không cần quá cầu kỳ nhưng cũng không vì thế mà chuẩn bị quá sơ sài. Gia chủ nên bày biện bàn thờ chu đáo và sạch sẽ để thể hiện lòng thành.
  • Cần dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa cho thật sạch sẽ. Trong đó, hãy lau chùi các vật phẩm trên bàn thờ như lọ hoa, ấm trà, chóe thờ…
  • Không nên cãi nhau, chửi mắng vào ngày tất niên mà nên nói đến những chuyện vui, điều tốt lành vào ngày này. 

Cúng giao thừa

Cúng giao thừa là lễ cúng quan trọng trong dịp lễ Tết Nguyên Đán. Lễ cúng này thường diễn ra vào đêm 30 Tết và còn được gọi là cúng trừ tịch hay “tống cựu nghinh tân”. Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa đó là bỏ hết những điều xấu năm cũ, đón chào những điều tốt đẹp vào năm mới. Các gia đình thường sẽ chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng ngoài trời và trong nhà để đón tài lộc, cầu gia đạo bình an vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới. Tuy nhiên, cần cúng giao thừa ngoài trời trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” sau đó mới làm lễ cúng trong nhà. 

Cúng giao thừa
Cúng giao thừa

Theo các chuyên gia, lễ cúng giao thừa nên cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới. Cụ thể đó là bắt đầu từ giờ Tý (23h ngày 30 tháng Chạp đến 1h sáng ngày mùng 1 Tết). Để kịp cho giờ đẹp cúng lễ Giao thừa, các gia đình nên bày biện mâm cúng từ 22h để tránh cập rập. 

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm: 1 bát hương với 3 nén to, trái cây, hoa tươi, trầu cau, nến, gà luộc, bánh kẹo, trà rượu. Mâm cỗ cúng trong nhà thường có: Bánh xôi đậu xanh, giò chả, bánh, mứt, kẹo, hoa quả. 

Cần bài trí mâm cúng giao thừa trang trọng trước cửa nhà, gia chủ thành kính khấn vái. Đặc biệt, khi thắp hương, chỉ cần cắm hương vào bát gạo, cắm thẳng và không được cắm nghiêng. 

Cúng tân niên

Lễ cúng tân niên được thực hiện vào sáng mùng 1 Tết với mâm cỗ đầy đủ. Lễ cúng này với ý nghĩa cầu mong ông bà, tổ tiên, các bậc thần linh ban phước lành, những điều may mắn cho gia chủ vào năm mới. Các gia đình có thể cúng tân niên vào buổi trưa hoặc chiều ngày mùng 1. 

Tùy điều kiện từng gia đình, mâm cỗ cúng tân niên có thể cầu kỳ hoặc đơn giản. Nhưng nhìn chung, không thể thiếu các món cơ bản như bánh chưng, xôi, gà, giò, thịt lợn… Lưu ý, trong ngày mùng 1, người ta kiêng sát sinh nên các gia đình nên chuẩn bị gà cúng vào đêm trước. Sau lễ cúng tân niên, các thành viên con cháu sẽ thụ lộc tổ tiên và đi chúc Tết thăm hỏi họ hàng, người thân. 

Cúng Chiêu Điện và Tịch Điện

Một số gia đình thường có tục cúng cơm hàng ngày kể từ lễ cúng tất niên cho đến khi hóa vàng tiễn đưa gia tiên. Theo quan niệm, vào dịp lễ tết, trên bàn thờ lúc nào cũng phải hương khói cho ông bà tổ tiên, giúp cho nhà cửa ấm cúng. Tục cúng cơm này còn được gọi là cúng Chiêu Điện và Tịch Điện. Vào ngày mùng 2 Tết, mâm cúng buổi sáng được gọi là Chiêu điện, mâm cúng buổi tối là Tịch điện. Ý nghĩa của lễ cúng này nhằm bày tỏ lòng thành kính của con cháu với mong muốn mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. 

Mâm cỗ cúng Chiêu Điện và Tịch Điện thường đặt 4 bát cơm 4 góc, ở giữa là chén nước chấm. Thịt gà cho mâm cúng phải là gà trống tơ. Gia chủ cần sắp đặt mâm cúng sao cho vuông vắn, cân đối và vững chắc, tượng trưng cho một năm mới an lành, ấm no. 

Cúng hóa vàng

Lễ cúng hóa vàng thường được thực hiện vào ngày mùng 3 Tết. Bởi theo quan niệm dân gian xưa, ăn Tết thường 3 ngày, “3 ngày Tết, 7 ngày Xuân”. Vào ngày này, gia chủ sẽ làm mâm cơm cúng hóa vàng để tiễn ông bà tổ tiên, đón thần tài, thần lộc. Cũng có gia đình chọn ngày mùng 4, mùng 5 để cúng hóa vàng. Sau lễ cúng, vàng mã sẽ được đốt để hóa thành tài sản cho các cụ dưới âm phủ. Ý nghĩa của lễ cúng này đó là mong muốn các cụ phù hộ, độ trì cả năm cho con cháu. 

Cúng hóa vàng
Cúng hóa vàng

Cúng thần tài, thổ địa

Không phải gia đình nào cũng thờ thần tài, thổ địa mà chủ yếu là những gia chủ làm trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán. Đây là hai vị thần giúp cai quản nhà cửa, tiền bạc và của cải của gia chủ. Bàn thờ thần tài, thổ địa cũng cần được dọn dẹp, lau chùi và sửa sang gọn gàng để chào đón năm mới. Mùng 10 tháng Giêng là ngày thần tài nên các gia đình, công ty, cửa hàng thường bày lễ cúng để mong các vị thần phù hộ cho một năm làm ăn suôn sẻ, thành công. 

Cúng thần tài, thổ địa
Cúng thần tài, thổ địa

Xem thêm : Thờ cúng: Cách đặt bàn thờ Thổ địa chuẩn phong thủy nhất

Đồ thờ cúng – vật phẩm không thể thiếu cho Tết Nguyên Đán

Có thể thấy, Tết Nguyên Đán có rất nhiều lễ cúng quan trọng cần thực hiện.  Và để việc bài trí mâm cỗ, bàn thờ đẹp mắt và tiết kiệm thời gian hơn thì các gia đình nên sắm ngay bộ đồ thờ cúng từ các thương hiệu gốm sứ uy tín. 

Bộ đồ thờ cúng thường đầy đủ các vật phẩm như bát hương, chóe thờ, bát đũa thờ, lọ hoa, chân nến, lọ lộc bình, đèn dầu, kỷ chén, mâm bồng… Mỗi một vật phẩm sẽ có ý nghĩa khác nhau trên mâm cúng. Đặc biệt, việc sử dụng bộ đồ thờ cúng sẽ tạo ra được sự trang trọng, đồng nhất và đảm bảo tính thẩm mỹ nhất cho không gian thờ cúng.

Vật phẩm thờ cúng không thể thiếu cho Tết Nguyên Đán 
Vật phẩm thờ cúng không thể thiếu cho Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên và ai cũng đều muốn không gian thờ cúng của mình sang trọng, tạo ấn tượng với bạn bè, khách khứa đến chúc Tết. Vậy nên, việc đầu tư bộ đồ thờ cúng là điều vô cùng cần thiết.

Trong số rất nhiều thương hiệu đồ thờ cúng gốm sứ, gốm Bát Tràng vẫn được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hơn cả với các ưu điểm như đa dạng mẫu mã, tinh tế, bền cùng chi phí phải chăng.

Địa chỉ cung cấp vật phẩm thờ cúng uy tín, chất lượng

Nếu đang có nhu cầu tìm mua bộ đồ thờ cúng hay các vật phẩm cho lễ cúng Tết Nguyên Đán, quý khách hàng có thể đến với Gốm Thiên Long. Đây là địa chỉ chuyên cung cấp các vật phẩm thờ cúng Bát Tràng với chất lượng đảm bảo, cam kết hàng chính hãng với mức giá phải chăng, cạnh tranh nhất.

Quý khách hàng sẽ được chọn lựa mẫu đồ thờ cúng đẹp, tinh tế và phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Nhân viên tư vấn của Gốm Thiên Long sẽ dựa vào những yêu cầu cụ thể mà khách hàng cung cấp như kích thước bàn thờ, ngân sách, sở thích để giúp chọn được những sản phẩm phù hợp nhất. 

Xem thêm : [Thờ cúng] Cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên đúng nguyên tắc, phong thủy

Đặc biệt, để phục vụ cho nhu cầu thờ cúng vào dịp Tết Nguyên Đán, Gốm Thiên Long không ngừng cập nhật đa dạng các mẫu mã để giúp cho không gian thờ của các gia đình thật trang trọng, chu đáo nhất. 

Liên hệ ngay hotline: 0962.123.669 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về đồ thờ cúng Tết Nguyên Đán. 

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về tục thờ cúng các lễ cúng tết Nguyên Đán. Đừng quên liên hệ với Gốm Thiên Long để sở hữu những vật phẩm thờ cúng đẹp, tinh tế và trang nghiêm nhé!