Thờ cúng: Cách bốc bát hương thổ công chuẩn phong thủy

Mục lục

    Bốc bát hương thổ công là một nghi thức vô cùng quan trọng trong tập quán và truyền thống văn hóa của người Việt Nam ta từ ngàn đời xưa đến nay. Thổ công là vị thần đất hay vị thần trông coi nhà cửa rất linh thiêng, mang lại bình an cho cả một gia đình. Mời bạn đọc hãy cùng Gốm Thiên Long tìm hiểu cách bốc bát hương thổ công linh nghiệm qua bài viết dưới đây nhé!

    Vì sao phải bốc bát hương thổ công?

    Thổ công hay còn có tên gọi là thổ địa. Đây là vị thần chuyên cai quản đất đai vườn tược mà chính bạn đang sinh sống. Theo quan niệm trong dân gian, vị thần cai quản nhà cửa này sẽ đem lại yên ấm, yên ổn cho cuộc sống của mọi gia đình. Vì vậy, khi ia đình thực hiện những công việc liên quan đến đất đai như xây nhà, đào giếng,… thì cần làm lễ động thổ để cúng thổ công như một lời xin phép. 

    Có rất nhiều lý do để gia chủ bốc bát hương thổ công ví dụ như bát hương đã cũ hay bị sứt vỡ nên cần được thay mới. Tuy nhiên, để việc bốc bát hương thổ công đạt được kết quả thì phải thực hiện đầy đủ các bước theo quy tắc.

    Bốc bát hương thổ công cần thực hiện theo đúng quy tắc
    Bốc bát hương thổ công cần thực hiện theo đúng quy tắc

    Bốc bát hương thổ công cần chuẩn bị gì?

    Xem ngày bốc bát hương

    Xem ngày tốt để thực hiện bốc bát hương thổ công là công việc đầu tiên và quan trọng mà bạn cần phải làm. Để chọn được ngày tốt, bạn cần xem tuổi của gia chủ, sau đó mới chọn ra những ngày hợp tuổi và cũng có sao chiếu mệnh tốt. Đồng thời, bạn nên tránh chọn những ngày xấu hay khắc tuổi, không được phạm phải các ngày đại kỵ để công việc diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn. 

    Việc lựa chọn ngày tốt xấu còn dựa trên nhiều yếu tố. Mỗi tuổi, cung mệnh sẽ có một số ngày hợp tương ứng. Vì vậy, nếu hiểu rõ về việc chọn ngày thì gia chủ nên tìm kiếm và xin sự hỗ trợ từ các chuyên gia phong thủy để nhận được tư vấn cụ thể và chọn được ngày đại cát, đại lợi, tránh những sai lầm không đáng có.

    Chọn người bốc bát hương

    Khi bốc bát hương thổ công, người tiến hành bốc phải là gia chủ hoặc là người có vị trí cao nhất trong gia đình. Thông thường, công việc này sẽ do ông nội (nếu còn sống) thực hiện và giảm dần xuống các bậc kế tiếp. Đối với gia đình trẻ tuổi sống riêng, tốt nhất nên nhờ ba mẹ 2 bên về làm lễ. Thực tế, vợ chồng trẻ thường chưa thật sự hiểu rõ về các thủ tục bốc bát hương. Vì thế, việc thờ cúng, cất nóc, xây nhà nên nhờ đến sự giúp sức của các trưởng bối để đảm bảo công việc được êm xuôi. 

    Chuẩn bị đồ cúng lễ bàn thờ thổ công

    Khi bốc bát hương mới cho bàn thờ thổ công, bạn cần sắm sửa một số lễ vật sau:

    • Bát hương.
    • Cốt bát hương gồm: 1 lá giấy ghi hiệu thổ công + vàng (nhẫn giả, giấy tiền vàng, tiền đài, hay thất bảo,… tùy vào điều kiện gia đình).
    • Tro hoặc cát trắng.
    • 1 đĩa xôi, 1 con gà, 1 chai rượu, trứng gà luộc.
    • 3 lá trầu, 3 quả cau với quả cành dài đẹp.
    • 3 chén nước, 9 bông hồng, 1 đĩa trái cây, hoa tươi (hoa cúc vàng).
    • 1 chén rượu, 1 chén trà, 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối.
    • Vàng mã: 1 đinh vàng hoa, 5 lễ vàng tiền, 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng.
    • Một ít bánh kẹo.
    Lễ vật để lễ bốc bát hương thổ công
    Lễ vật để lễ bốc bát hương thổ công

    Xem thêm : [Thờ cúng] Cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên đúng nguyên tắc, phong thủy

    Hướng dẫn thủ tục bốc bát hương thổ công tại nhà

    Chuẩn bị bát hương

    Để thực hiện bốc bát hương thổ công, bạn sẽ cần chuẩn bị 1 bát hương mới. Hiện nay, thị trường có 2 loại bát nhang phổ biến đó là sứ Bát Tràng và đồng. Trong đó, loại bát nhang bằng sứ được nhiều người ưa chuộng sử dụng bởi đây là vật phẩm thờ hội tụ đủ ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, giúp chiêu tài lộc, may mắn cho gia chủ.

    Sau khi chọn xong bát hương, bạn cần thực hiện tẩy uế như sau:

    • Lau qua bát hương bằng khăn giấy sạch.
    • Lấy khăn thấm rượu gừng và lau bên trong và bên ngoài bát hương, vừa lau vừa đọc thần chú để làm sạch pháp giới: “Án lam xóa ha” (7 lần). 
    • Sau khi sái tịnh, hãy đặt cốt bát hương vào và để tro hoặc cát trắng đầy bát hương.

    Bộ dị hiệu bên trong bát hương

    Thông thường, bên trong bát hương cần phải được đặt 1 bộ dị hiệu bao gồm: tờ hiệu và bộ Thất bảo.

    Tờ hiệu

    • Viết họ của người gia chủ và tên của người được thờ
    • Tờ hiệu có màu vàng, chữ màu đỏ, ô chính giữa dành để ghi tên người được thờ.

    Cách viết cốt bát hương thổ công

    Sau đây là hướng dẫn chi tiết về cách viết cốt bát hương thổ công để bạn có thể tham khảo:

    • Nếu tờ hiệu thờ Thần linh, thổ công, thần long mạch thì cần ghi: “Phụng thờ: Thần linh Thổ công Thần long mạch chư vị chân linh”
    • Nếu tờ hiệu thờ tổ tiên thì ghi: “Phụng thờ: Đại nội tổ tiên dòng họ…. chư vị chân linh”
    • Nếu thờ bà cô ông mãnh, ghi: “Phụng thờ: Bà cô ông mãnh dòng họ…. chân linh vị tiền”
    • Nếu thờ đức Phật, hãy ghi: “Phụng thờ: Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát anh minh”
    • Nếu tờ hiệu thờ Thần tài thì ghi: “Phụng thờ: Thần tài Bà chúa kho chư vị chân linh”.

    Đặc biệt, với bát hương được sử dụng để thờ nhiều người thì có thể ghi chung 1 tờ hiệu hoặc ghi riêng thành nhiều tờ.

    Cách viết cốt bát hương thổ công
    Cách viết cốt bát hương thổ công

    Bộ Thất bảo

    Bộ Thất bảo bao gồm 7 món đồ quý là vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu. Những món vật phẩm này đều có khả năng thu hút năng lượng dương, linh khí tốt, giúp xua đuổi tà ma để gia chủ có thể làm ăn phát tài. Cách đóng gói Thất bảo cũng đơn giản, gia chủ có thể làm theo hướng dẫn sau đây:

    • Sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên trên: tờ giấy bạc, tờ hiệu, thất bảo.
    • Gấp tất cả lại thành hình vuông hoặc hình chữ nhật.
    • Lấy giấy bạc gói tờ hiệu chung với thất bảo.

    Cốt bát hương thổ công và cách bốc

    Khi bốc bát hương thổ công, gia chủ cần cho bộ Thất bảo cùng với tro vào trong bát hương. Để thực hiện cách bốc bát hương thổ công mới, gia chủ cần nắm tro thành từng nắm nhỏ, bốc vào bát nhang và đếm số nắm theo sinh – lão – bệnh – tử tương ứng. Lưu ý, gia chủ dừng lại ở chữ sinh là tốt nhất.

    Tuy nhiên, nếu bát hương chưa được trì chú sẽ không có linh nghiệm. Do đó, trong khi thực hiện thủ tục bốc bát hương thổ công, gia chủ cần đọc bài văn cúng bốc bát hương thổ công để đem lại hiệu quả tốt nhất.

    Đặt bát hương lên bàn thờ

    • Sau khi bốc bát hương xong, bạn hãy dọn lau bát nhang sạch sẽ, không để tro vương vãi ra ngoài.
    • Tiếp đó, đặt bát hương lên trên bàn thờ và tiến hành thắp nhang (cần thắp nhang 1 tuần liên tục cả sáng và tối)
    • Lễ cúng không cần cầu kỳ, chỉ cần chén nước và nén nhang. Tuy nhiên, bạn cần thành tâm cúng khấn thì bát nhang mới linh nghiệm.
    • Trong trường hợp bạn nhờ người bốc hộ, hãy cẩn thận chọn ngày giờ đẹp để rước bát hương về, tránh bát hương lộ thiên khi di chuyển. 
    • Đặt bát hương thổ công trên bàn thờ gia tiên ở vị trí trung tâm (chính giữa của bàn thờ) và ở nơi cao nhất. Bên phải là bát nhang gia tiên, bên trái là bát hương thờ bà cô ông mãnh. 
    Vị trí đặt bát hương thổ công
    Vị trí đặt bát hương thổ công

    Xem thêm : Thờ cúng: Cách đặt bàn thờ Thổ địa chuẩn phong thủy nhất

    Văn khấn bốc bát hương thổ công

    Nam mô a di đà phật!

    Nam mô a di đà phật!

    Nam mô a di đà phật!

    Con lạy chín phương trời mười phương chư Phật. Con kính lạy chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

    Hôm nay là ngày….. tháng …… năm……..

    Tên con là…………………….(Tín chỉ của…………..địa chỉ)

    Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………….., cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

    Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu khỏe mạnh, an ninh khang thái, mọi việc hanh thông.

    Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu………………………..

    Nam mô a di đà phật!

    Nam mô a di đà phật!

    Nam mô a di đà phật!

    Sau khi đọc xong văn khấn, gia chủ nên đợi nhang tàn rồi thắp thêm một lần nhang nữa, sau đó mới hóa vàng, rải gạo muối trước cửa nhà và hạ đồ cúng. Đặc biệt không nên phân chia lễ vật cho người khác mà sử dụng hết để có thể giữ tài lộc cho gia đình mình. 

    Lễ tạ bốc bát hương thổ công

    Sau một tuần hương, khi thấy thông hương tức là 3 nén hương đều cháy hết. Bạn hãy tạ lễ và thắp hương mỗi ngày liên tục 3 ngày, 7 ngày, 21 ngày hoặc 49 ngày. Có thể thắp hương vòng liên tục hoặc mỗi ngày thắp một lần hương.

    Nếu hương cháy không hết, cần hành lễ sám hối và thắp hương thêm 1 lần nữa, đọc chú đại bi 3 lần và quan sát xem sau đó thông hương chưa. Chỉ nên thử lại đến lần thứ 3, và nên để sang ngày lành khác nếu thấy hương vẫn không cháy hết vào lần cuối. 

    Bát hương thờ thổ công được đặt ở đâu?

    Bát hương thờ thổ công thường được đặt ở gian thờ chính hoặc thờ chung với gia tiên, hoặc thờ chung với Thần tài.

    Bát hương thổ công thờ chung với gia tiên

    Theo phong tục tập quán của người dân Bắc Bộ, thổ công là một trong những vị thần quan trọng của gia đình, bên cạnh Táo quân. Vì vậy khi thờ chung với gia tiên, nhìn vào sẽ thấy bát hương thờ Thổ Công ở chính giữa, hai bên là bát hương của gia tiên. Trong đó, bát hương thổ công luôn to hơn hai bát hương kia và cũng được đặt ở vị trí cao hơn, trang trọng hơn. 

    Một sai sót lớn mà có người gặp phải trong thờ thổ công chung với gia tiên đó là gộp ba bát hương lại thành chung một bát hương lớn, lư hương đặt ở chính giữa bàn thờ. Cách làm này không tỏ lòng thành mà ngược lại việc nhập chung bát hương của thần thánh với người phàm là điều tối kỵ. 

    Bát hương thổ công thờ chung với Thần tài

    Không gian trong văn phòng thường không lộ liễu bàn thờ, nên để thuận tiện nhất, chủ công ty thường thờ hai vị thổ địa và Thần tài trong chung một bàn thờ và đặt trên mặt đất. Vị trí thường sẽ là gần cửa ra vào để dễ quan sát và thực hiện thờ cúng, dọn dẹp. Các lễ chuẩn bị cũng không khác gì gia tiên, tuy nhiên bát hương chỉ có một và đặt chính giữa, vì đây là song thần của hai vai vế ngang nhau nên cần thêm bát hương cho mỗi vị. 

    Bát hương thổ công thờ chung với Thần tài
    Bát hương thổ công thờ chung với Thần tài

    Mua bát hương thổ công màu gì để hợp mệnh gia chủ?

    Hiện nay có rất nhiều gia chủ đều thấy được màu sắc của bát hương thổ công có ảnh hưởng rất quan trọng đến phong thủy. Vì vậy, việc chọn màu bát hương phù hợp với cung mệnh có thể đem đến vận may, tài lộc và bình an. Bên cạnh đó còn giúp gia chủ tránh chọn phải những màu bát hương tương khắc tới việc thờ bát hương thổ công. Sau đây là một số màu bát hương phù hợp với cung mệnh của từng gia chủ như sau:

    • Gia chủ mệnh Hỏa nên chọn mua bát hương màu đỏ, cam, hồng, tím, hoặc xanh lá cây.
    • Gia chủ mệnh Kim nên chọn màu bát hương thổ công là màu trắng hoặc màu vàng.
    • Gia chủ mệnh Thủy nên chọn mua bát hương có màu xanh dương, màu đen, màu trắng.
    • Gia chủ mệnh Mộc khi chọn mua bát hương thổ công có màu đen, màu xanh nước biển.
    • Gia chủ mệnh Thổ chọn mua bát hương màu đỏ, màu tím, màu hồng, màu nâu đất.
    Chọn màu bát hương thổ công phù hợp với mệnh gia chủ
    Chọn màu bát hương thổ công phù hợp với mệnh gia chủ

    Ngoài ra, khi đã chọn mua bát hương thổ công theo mệnh thì những bát hương còn lại trong nhà cũng nên chọn theo để có thể đồng bộ với bát hương thờ thổ công. Việc này vừa đem lại may mắn vừa đem lại tính thẩm mỹ cao cho bàn thờ gia đình. 

    Trên đây là hướng dẫn cách bốc bát hương thổ công chi tiết, đơn giản tại nhà. Hy vọng rằng qua bài viết này của Gốm Thiên Long, bạn đã có thể hiểu hơn về nghi thức cúng lễ này cũng như dễ dàng thực hiện buổi lễ này tại nhà.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chính Sách

    Về Chúng Tôi

    DMCA.com Protection Status

     

    ĐKKD: 0108040422

    Hotline / Zalo: 0962123669

    Email: sales@gomthienlong.vn

    Cở sở 1: Số 2 A Ngõ Gốm thôn 2 Bát Tràng 

    Cơ sở 2: Ki ốt số 26 -27 Khu B chợ gốm Bát Tràng

    Cơ sở 3: Số 738, Đ.Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội