Trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta, để biết cách thỉnh Thần tài – Thổ địa về nhà là điều tưởng dễ nhưng lại không hề đơn giản. Thế nên, mọi gia chủ không chỉ chuẩn bị đầy đủ mà còn phải nắm được cách bày biện tinh tế, đẹp mắt để có nhiều lộc hơn khi thờ cúng.
Tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà cách mời ông Thần tài – Thổ địa về nhà sẽ không giống nhau. Đây không chỉ là công việc tâm linh mà nó còn có tính định đoạt không hề nhỏ đến sự bình yên và tài lộc của gia chủ. Do đó, mỗi chúng ta trước khi bày biện cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt đầu việc lên hương hai vị thần này tại nhà. Bài viết dưới đây của Gốm Thiên Long sẽ giải đáp cho bạn.
Ý nghĩa của việc thờ cúng Thần tài – Thổ địa trong đời sống tâm linh người Việt
Từ rất lâu trước đây, trong quan niệm tâm linh của người Việt, Thần tài – Thổ địa không những là cặp đôi vị thần không thể thiếu và gần gũi với mỗi gia đình chúng ta, mà nó còn được nhiều gia đình tin tưởng thờ cúng với mong ước mang lại nhiều may mắn, phú quý, sức khỏe và nhiều tài lộc.
- Thần tài trong tâm niệm của người Việt xưa là vị thần mang đến của cải, lộc lá, hạnh phúc ấm no cho mỗi gia đình, mỗi khi con người ta có dự định làm việc gì đó dù lớn hay nhỏ, ta cũng sẽ thấy gia chủ cầu khấn lạy Thần Tài để thượng lộ bình an, may mắn và dễ dàng hơn.
- Còn đối với thần Thổ địa (hay còn gọi là ông Địa) trong quan niệm của dân tộc ta là vị thần được giao nhiệm vụ cai quản vùng đất nào đó. Ông không chỉ phù hộ cho gia súc,gia cầm, con người, cây cỏ hay những sinh linh bé nhỏ trong vùng đất đó mà ông còn mang lại mùa màng bội thu đem đến sự ấm no, hạnh phúc cho mọi nhà.
Chính vì những tài lá, ấm no mà hai vị thần này đem lại cho nên với nhiều gia đình, đặc biệt đối với những gia đình hoạt có hoạt động mạnh trong lĩnh vực kinh doanh và buôn bán, hai vị thần này gần như được coi là quan trọng không thể thiếu. Họ luôn mong muốn nhận được sự may mắn, thịnh vượng, những điều tốt lành và đặc biệt luôn dư dả về tiềm lực kinh tế.
Cách thỉnh ông Thần tài – Thổ địa đúng với văn hóa tâm linh Việt
Hiện nay không ít người vẫn chưa nắm được cách thỉnh ông Thần tài – Thổ địa về nhà mới đặc biệt là những cặp vợ chồng mới cưới ra ở giêng. Thậm chí, nhiều gia đình cho rằng chỉ cần mua tượng của 2 vị thần là đủ sau đó lập bàn thờ là có thể thờ cúng như bình thường. Nhưng thực tế thì không phải như vậy, muốn thờ thần linh thì trước hết bạn phải biết cách để thỉnh thần về nhà sao cho đúng. Khi đó, việc thờ cúng ông Thần tài – Thổ địa mới thực sự mang đến tài lộc, thịnh vượng và sự bình an như mong muốn. Vậy thì làm cách nào mới có thể mời được 2 vị thần này về nhà? Bạn hãy tham khảo ngay một số thông tin hữu ích dưới đây nhé.
Chọn tượng ông Thần tài – Thổ địa.
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội xu hướng thờ cúng ông Thần tài – Thổ địa của người Việt ta ngày càng phổ biến. Vì vậy, trên thị trường cũng có rất nhiều những đơn vị cung cấp tượng của 2 vị thần này. Điều ta cần phải biết là chú ý lựa chọn tượng thật kỹ lưỡng sao cho phù hợp.Tượng của hai vị thần cần đảm bảo các yếu tố sau đây:
- Tượng không có vết nứt hay thiếu các vật phẩm truyền thống. Cụ thể là Thần tài sẽ cầm một đỉnh vàng 1 tay và tay còn lại sẽ cầm gậy như ý. Còn đối với ông Địa thì sẽ là cây quạt ở một tay và tay còn lại cũng cầm một đỉnh vàng.
- Tượng của 2 vị thần phải luôn tươi cười, gương mặt thì luôn phải nhân hậu, hiền hòa. Ánh mắt của tượng thì luôn phải tinh tường, nước da hồng hảo để trông luôn hài hòa phúc khí.
Hai điểm này có thể đảm bảo việc thờ cúng ông Thần tài – Thổ địa sẽ luôn mang đến nhiều may mắn, tài lộc như những gì mà gia chủ hằng mong muốn.
Xem thêm : Decor trang trí – cách cắm hoa hồng đẹp
Khai quang điểm nhãn tượng ở chùa
Không phải cứ mua tượng về là có thể thờ cúng ngay. Mà ta cần phải thực hiện bước gửi tượng về chùa để nhờ các sư thầy làm lễ khai quang điểm nhãn cho pho tượng. Trước khi mang lên chùa, ta cần phải đóng gói cẩn thận tượng trong hộp hay trong giấy đỏ. Sư thầy sẽ tiến hành đọc “Chú nguyện nhập thần”. Khi đó, việc mang tượng về nhà mới thực sự có được sự phù hộ, độ trì, bảo vệ của hai vị thần quan trọng này.
Chọn ngày tốt để thỉnh tượng ông Thần tài – Thổ địa về nhà
Sau khi tiến hành khai quang điểm nhãn, tượng ông Địa và thần Tài sẽ được ta gửi lại chùa để các thầy trông nom. Cho đến ngày lành tháng tốt bạn mới được mang tượng về nhà để thờ cúng. Theo quan niệm dân gian của người Việt xưa, ngày đẹp được chọn sẽ là ngày mùng 10 âm lịch mỗi tháng. Không chỉ thế, giờ hoàng đạo phù hợp để thỉnh tượng về nhà sẽ là 3 giờ sau:
- Thứ nhất là giờ Đại An từ 5 giờ – 7 giờ
- Thứ hai là giờ Tốc Hỷ từ 9 giờ – 11 giờ
- Thứ ba là giờ Tiểu Các từ 13 giờ đến 15 giờ.
Nếu muốn tìm hiểu một cách kỹ càng hơn nữa, thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo thông tin từ thầy phong thủy hay các sư thầy tại chùa. Điều này sẽ giúp bạn chọn được ngày tốt hợp với gia chủ để việc rước tượng về nhà thực sự mang đến những tài lộc may mắn như bạn mong muốn.
Xem kỹ vị trí đặt bàn thờ ông Thần tài – Thổ địa
Đối với việc thỉnh ông Thần tài – Thổ địa về nhà mới thì việc chọn vị trí thờ cúng cũng rất quan trọng. Do đó vị trí được lựa chọn phải đảm bảo cố định vì không thể di chuyển vị trí bàn thờ nhiều nếu không phải là tình trạng khẩn cấp. Việc chọn vị trí để đặt bàn thờ ông Thần tài – Thổ địa cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Hướng bàn thờ luôn phải nhìn ra cửa chính để thu hút lộc lá điều may vào nhà
- Gia chủ nên chọn cung Thiên Lộc hay cung Quý Nhân để đặt bàn thờ. Muốn chọn đúng hướng của mỗi cung, bạn có thể tham khảo chính xác từ các chuyên gia phong thủy. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng la bàn phong thủy để có cái nhìn chuẩn xác nhất.
- Cân nhắc đến tuổi và mệnh của gia chủ để có được lựa chọn vị trí phù hợp. Cách này sẽ giúp mang đến sự thịnh vượng và bình yên cho gia chủ.
Tắm tượng trước khi thờ cúng
Theo quan niệm dân gian, trước khi thờ cúng ông Thần tài – Thổ địa ta cần phải thực hiện nghi thức tắm tượng. Việc tắm tượng cần sử dụng chủ đạo nước là bưởi. Đây là loại nước có thể giúp tẩy uế rất hiệu quả. Ngoài ra, trước khi đặt tượng lên ban thờ, bạn cần phải đảm bảo tượng thật sạch sẽ không có bất cứ vết bẩn nào.
Lễ cúng ông Thần tài – Thổ địa mới thỉnh cần những gì?
Bên cạnh sửa soạn đồ thờ cúng thì mâm lễ cúng ông Thần tài – Thổ địa mới thỉnh cần phải đảm bảo có đầy đủ những lễ vật sau:
- Nhang, hương: Số nhang thắp trong mỗi lần thỉnh luôn luôn phải là số lẻ.
- Đèn thắp (hoặc nến): Ngày thỉnh Ông Địa Thần Tài đầu tiên, gia chủ nên dùng đèn để ánh sáng ổn định và có ý nghĩa tâm linh.
- 5 chén nước nhỏ: được xếp thành hình ngũ giác vào một đĩa nhỏ, tượng trưng cho ngũ hành.
- 3 hũ gạo muối nước: Hũ gạo tẻ, hũ muối tinh và hũ nước sạch.
- Trầu cau tươi, tiền vàng mã, thuốc lá
- Bộ tam sên: 1 miếng thịt ba chỉ luộc, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm luộc (hoặc có thể thay thế bằng 1 con cua luộc)
- Tiền trần: Thực hiện nghi lễ thờ cúng Ông thần Tài, Thổ Địa, dân gian vẫn thường cúng thêm tiền Trần
- Đồ nếp: Có thể sử dụng bánh chưng hoặc xôi
- Hoa tươi (hoa cúc đại vàng, hoa đồng tiền, hoa hồng)
- Quả: Phải đảm bảo có đủ 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau. Nên chọn những loại quả có màu sắc tươi và sáng.
- Bánh kẹo
- Cá lóc nướng hoặc sử dụng heo quay bánh hỏi
Với những gia chủ có điều kiện kinh tế hơn, hoàn toàn có thể sắm thêm các lễ vật khác để bày lên bàn thờ ông Thần tài – Thổ địa mới.
Xem thêm : Mâm cỗ ngon đãi khách ngày giỗ hấp dẫn quên lối về
7 nguyên tắc bố trí bàn thờ ông Thần tài – Thổ địa
- Thứ nhất, phía sau lưng bàn thờ là tường vách kiên cố ta không được phép đục lỗ hay có vết nứt, cửa sổ. Theo quan niệm của người Việt xưa thì điều này có thể sẽ khiến tài lộc bị thất thoát ra bên ngoài.
- Thứ hai, trên bàn thờ, tượng ông Địa phải đặt ở bên phải còn ông Thần tài phải nằm ở phía bên trái. Chính giữa 2 vị thần này là một hũ muối, 1 hũ gạo và 1 cốc nước đầy. 3 thứ này sẽ được giữ nguyên đến cuối năm rồi mới tiến hành thay mới.
- Thứ ba, bát hương sẽ được đặt ở giữa bàn thờ. Có một điều cần lưu ý với các gia chủ đó là khi đã đặt bát hương và tượng ở vị trí nào thì cần cố định như thế. Trong quá trình lau dọn bàn thờ cũng không được phép xô dịch.
- Thứ tư, lễ vật cúng cần đặt theo nguyên tắc “Đông Bình, Tây Quả”. Trước bàn thờ sẽ đặt 5 ly nước tượng trưng cho ngũ hành.
- Thứ năm, bên trái bàn thờ nên đặt Thiềm Thừ (ông Cóc). Buổi sáng để vật này quay mặt ra ngoài và đến tối sẽ cho quay vào trong nhà như một cách để đón rước tài lộc.
- Thứ sáu, đĩa đựng nước có rắc cánh hoa sẽ được đặt ở ngoài cùng. Đây là vật tượng trưng cho tài lộc. Nó còn được gọi là “Minh Đường Tụ Thủy”.
- Thứ bảy, để tăng thêm tài lộc, phúc khí, gia chủ có thể đặt tượng Phật Di Lặc ở trên bàn thờ. Đây là cách giúp xua đuổi tà khí và mang đến những điều tốt lành, vui vẻ.
Một số lưu ý khi thỉnh Thần tài – Thổ địa bạn cần biết
Trên thực tế, không phải cứ làm đúng cách thỉnh ông Thần tài – Thổ địa về nhà mới sẽ có tài lộc. Chẳng hạn có nhiều người chuẩn bị bàn thờ rất lớn, lễ vật rất sang trọng nhưng vẫn không thể có được sự may mắn, tài lộc như mong muốn. Vì sao vậy? Đó có thể là do trong quá trình thờ cúng, gia chủ đã phạm phải những điều cấm kỵ khiến cho bị mất lộc. Vì thế, khi thờ ông Thần tài – Thổ địa, bạn cần nhớ kỹ những lưu ý dưới đây để tránh tốn công sức.
Lau dọn bàn thờ sạch sẽ
Mỗi tháng, vào ngày 10 và 14 Âm lịch, bạn cần lau dọn sạch sẽ bàn thờ. Khuyến khích nên dùng nước hoa bưởi để lau chùi đuổi tà khí và tẩy uế cho bàn thờ. Trong quá trình thờ cúng cũng phải đảm bảo bàn thờ luôn sạch sẽ. Tuyệt đối không để tình trạng tàn hương đọng lại quá nhiều khi cúng bái.
Lưu ý khi chọn hoa cúng Thần tài – Thổ địa
Nếu muốn được ông Thần tài – Thổ địa phù hộ, bạn cần phải chú ý chọn hoa cúng. Hoa cần được chọn là hoa hồng, hoa đồng tiền hay hoa cúc. Tuyệt đối không được dùng hoa giả để cúng bái. Điều này được cho là không thành tâm khi cúng bái. Như vậy, gia chủ sẽ không được 2 ông phù hộ.
Chú ý cách thắp nhang
Cúng bái là một công việc có rất nhiều nguyên tắc. Tất nhiên, cách thỉnh ông Thần tài – Thổ địa về nhà mới cũng không ngoại lệ. Sau khi thỉnh 2 ông về nhà, 100 ngày đầu tiên, gia chủ phải liên tục thắp nhang và thay nước vào mỗi sáng sớm. Nếu muốn xin xỏ điều gì, gia chủ cần thắp 3 nén nhang và thành tâm khấn vái thì mới được 2 vị thần phù hộ độ trì.
Lễ vật cúng ông Thần tài – Thổ địa
Khi cúng ông Thần tài – Thổ địa, không phải cứ lễ vật hậu hĩnh thì mới được phù hộ. Gia chủ cần có sự thành tâm thì chỉ 1 nén nhang cũng được độ trì. Tuy nhiên, nếu quá trình thờ cúng có thái độ bất kính, khiếm nhã hay vừa cúng bái vừa lớn tiếng cãi cọ thì dù có mâm cao cỗ đầy cũng sẽ không được hai ông phù hộ.
Trên đây là những chia sẻ của Gốm Thiên Long xung quanh vấn đề cách thỉnh Thần tài – Thổ địa đúng cách nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ đem lại cho quý gia chủ những kiến thức bổ ích trong vấn đề thờ cúng tâm linh của gia đình mình nhé.