#6 điều cần biết về thờ cúng giỗ tổ Hùng Vương vào mùng 10/3 âm lịch 

Contents

5/5 - (1 bình chọn)

Thờ cùng giỗ tổ Hùng Vương cần nhiều nghi lễ quan trọng mà không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu những thông tin bổ ích đó qua bài viết dưới đây của Gốm Thiên Long để có thể thờ cúng đúng phong thủy hơn nhé!

Từ rất lâu rồi, theo quan niệm của người Việt ta, giỗ tổ Hùng Vương là một dịp trọng đại nhằm tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ đối với công lao của các vua Hùng trong việc lập nước và giữ nước, là những vị vua đầu tiên của dân tộc máu đỏ da vàng ta. Đối với dân ta đền Hùng là nơi cội nguồn của cả đất nước luôn là biểu tượng của lòng thành kính, tôn nghiêm và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Hằng năm trong ngày giỗ tổ Hùng Vương, không phải ai cũng biết nên cúng vật gì hay bày biện mâm cỗ như thế nào cho hợp lý để tỏ lòng thành kính, biết ơn cội nguồn tiên tổ.

Ý nghĩa thờ cúng giỗ tổ Hùng Vương

Từ thuở sơ khai giỗ tổ Hùng Vương luôn là ngày lễ đặc biệt của đất nước, là ngày mà từ trẻ đến già ai ai cũng một lòng hướng đến những vị vua đã có công trong công cuộc xây dựng và giữ gìn đất nước trước ách đô hộ đến từ phương Bắc trong những ngày đầu xây dựng lịch sử Việt Nam.

Từ thời Hậu Lê trở về trước, các triều đại đều quản lý đền Hùng bằng cách cho dân ở tại đó trông nom, cúng bái, sửa chữa, làm giỗ vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Đổi lại, họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đi lính, miễn đóng sưu… Để rồi khi đến thời nhà Nguyễn, vua Khải Định mới chọn ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương chính thức trên cả nước.

Ngoài ra, lễ giỗ tổ Hùng Vương cũng là một dịp để người dân Việt Nam có thể quảng bá những nét đẹp văn hóa dân tộc đến toàn thế giới cũng như phổ biến cho những thế hệ sau tiếp tục ghi nhớ và duy trì những truyền thống tốt đẹp này. Tục thờ cúng vua Hùng cũng như lễ giỗ tổ Hùng Vương tại Việt Nam được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, thể hiện tinh thần đoàn kết, truyền thống uống nước nhớ nguồn đáng ngưỡng mộ của dân tộc Việt Nam.

Giỗ tổ Hùng Vương là dịp lễ quan trọng của mỗi người dân Việt Nam từ xưa đến nay
Giỗ tổ Hùng Vương là dịp lễ quan trọng của mỗi người dân Việt Nam từ xưa đến nay

Giỗ tổ Hùng Vương không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam ta mà còn là dịp nhắc nhở con cháu đời sau không được quên đi bản sắc dân tộc, cội nguồn của tổ tiên. Từ đó thôi thúc mọi người không ngừng học tập, cố gắng, tu sửa đạo đức để phục vụ cho công cuộc xây dựng đổi mới đất nước ta ngày càng phát triển. Chỉ có thế, đời sau mới xứng đáng đối với công cuộc xây dựng đất nước của ông cha ta, thế hệ anh hùng dân tộc tổ tiên.  

Lễ giỗ tổ Hùng Vương thường được tổ chức ở đâu? 

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội Đền Hùng được xem là Quốc Giỗ và là một ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam. Mỗi năm, dịp lễ sẽ được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch tại Đền Hùng – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ. Vào ngày đó, hàng triệu người dân trên khắp cả nước sẽ có dịp hội tụ về nơi đây để tưởng nhớ công lao to lớn của các vị Vua Hùng đã có công lao lẫy lừng cho ngàn đời con cháu về sau.

Đặc biệt, trong dịp này nhiều hoạt động lễ hội diễn ra mang đậm tính bản sắc văn hóa dân tộc. Tự hào hơn quy mô tổ chức ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương cũng được nhà nước chú trọng và ghi rõ cụ thể. “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” còn được UNESCO chính thức công nhận vào ngày 06/12/2012, được xem là biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết. Không chỉ thế, truyền thống đạo lí tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta là cũng là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Nghi lễ giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức trang trọng tại Đền Hùng – Phú Thọ
Nghi lễ giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức trang trọng tại Đền Hùng – Phú Thọ

Xem thêm : Ý nghĩa phong thủy Tùng hạc diên niên & cách bố trí phù hợp

Nghi lễ của ngày giỗ tổ Hùng Vương

Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:

  • Lễ rước kiệu vua: Theo người xưa, nghi thức này diễn ra từ dưới chân núi lên dần qua các đền trước khi đến đền Thượng. Quy mô lễ này sẽ được sắp xếp bao gồm các đội múa sư tử, đoàn rước cờ hội và quốc kỳ, quan viên và nhân dân…
  • Lễ dâng hương: Đây là phần nghi thức dành riêng cho tất cả mọi người tham dự. Mọi người hành hương đến đây vì nhu cầu đời sống tâm linh là chủ yếu. Mỗi người đều thắp hương trên đất tổ nhằm gửi gắm những mong muốn riêng không chỉ cho bản thân mà còn cho cả gia đình nữa, mong rằng được tổ tiên phù hộ.
Các nghi lễ quan trọng được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến các vị vua Hùng
Các nghi lễ quan trọng được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến các vị vua Hùng

Bên cạnh những nghi lễ trên thì phần hội với các trò chơi dân gian, những cuộc thi đấu cũng hấp dẫn không kém. Đó là cuộc thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày, thi kéo co, thi hát xoan (tức hát ghẹo),…

Cần những lễ vật gì để cúng giỗ tổ Hùng Vương?

Giỗ tổ Hùng Vương được đông đảo người dân Việt quan tâm đặc biệt chỉ sau ngày Tết Nguyên Đán. Đây là ngày lễ đặc biệt mang giá trị tâm linh, văn hóa cao của người Việt. Những hoạt động không chỉ tổ chức ở Phú Thọ mà còn khắp cả nước. Không chỉ thế, việc chuẩn bị không chỉ dừng lại ở đền thờ mà các gia đình còn phải chú ý đến lễ vật cúng.

Lễ vật cúng giỗ tổ Hùng Vương tại đền thờ
Lễ vật cúng giỗ tổ Hùng Vương tại đền thờ

Theo sự hướng dẫn của Bộ Văn Hóa, nghi lễ tưởng niệm vua Hùng theo công văn số 796/HD-BVHTTDL vào ngày 18/03/2009 như sau:

  • 18 chiếc bánh dày
  • 18 chiếc bánh chưng
  • Ly nước sạch 
  • Hương hoa, nước, trầu cau, rượu và mâm ngũ quả.

Ta có thể tìm hiểu ý nghĩa của những lễ vật thờ cúng trên như sau: Thứ nhất, hình tròn của bánh dày mang ý nghĩa cho trời, không có nhân. Thứ hai, hình vuông của bánh chưng tượng trưng cho đất, bên trong có nhân mặn. Tiếp đó, đối với mỗi thứ 18 chiếc, con số 18 tượng trưng cho 18 vị Vua Hùng. Chưa dừng lại ở đó, ta hoàn toàn có thể bổ sung thêm những món ăn mặn như: thịt bò, thịt dê, thịt lợn đen, gà luộc (bắt buộc là gà trống thiến).

Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà mà có các cách cúng khác nhau, nhưng vẫn phải đảm bảo có những thứ cơ bản như sau:

  • Bánh chưng, bánh giầy
  • Hương, hoa, nước, mâm ngũ quả, cau, trầu
  • Mâm cỗ (chay, mặn đều được)

Sau khi bày biện, chuẩn bị các lễ vật cúng xong ta sẽ tiến hành đọc văn khấn cúng giỗ tổ. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ văn khấn tại đền và bài cúng tại nhà rất khác nhau, nên lưu ý để tránh nhầm lẫn nhé.

Lễ vật cúng giỗ tổ Hùng Vương tại các gia đình
Lễ vật cúng giỗ tổ Hùng Vương tại các gia đình

Xem thêm : Phong thuỷ ý nghĩa cảnh tứ quý – Cách bài trí phù hợp

Văn khấn giỗ tổ Hùng Vương tại đền

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

Con kính lạy các Vua Hùng linh thiêng, gây dựng nên đất Tổ.

Hương tử con là……….. tuổi……..

Ngụ tại………..

Hôm nay là ngày… tháng… năm… (Âm lịch) nhân ngày Giỗ tổ, hương tử con đến nơi… đền thờ Vua Hùng thành tâm kính nghĩ: Vua Hùng và các bậc tổ tiên đã có công dựng nước, tạo nên giang sơn đất nước mấy nghìn năm, luôn ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong cho các vị Vua Hùng luôn giữ mai uy nghiêm và linh thương để bảo vệ nước, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Bài cúng giỗ tổ Hùng Vương tại nhà

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, Thánh hiền.

Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ.

Con tên là…….… địa chỉ……………

Nhân ngày Giỗ tổ con xin gửi đến đấng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên.

Kính xin độ trì phù hộ,

Mọi chuyện tốt lành bình an.

Bách bệnh giảm trừ tiêu tan,

Điều lành mang đến vẹn toàn. Điều dữ mang đi, yên ổn.

Đi đến nơi, về đến chốn,

Tai qua nạn khỏi tháng ngày

Cầu được ước thấy, gặp may, mọi điều hanh thông, thuận lợi.

Con cái học hành tấn tới, ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha, thi đỗ lớp gần, trường xa, mát mặt gia đình làng nước.

Tình duyên gặp người kiếp trước, ý trung nhân xứng muôn phần.

Tình xa duyên thắm như gần, suốt đời yêu thương nhất mực.

Đi làm thăng quan tiến chức, buôn bán một vốn bốn lời.

Hạnh phúc thanh thản một đời.

Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy cao xanh Trời đất, Lạy các Vua Hùng linh thiêng. Đức Thánh Trần cõi người hiền, Muôn đời độ trì phù hộ!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Bài viết trên đây chính là những kiến thức mà Gốm Thiên Long muốn truyền tải. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các ngày lễ trọng đại cũng như bài văn khấn giỗ tổ chuẩn nhất. Giờ đây, chính bạn cũng có thể ở nhà bày tỏ lòng biết ơn kính trọng đối với các vua Hùng trong công cuộc khai sinh ra đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta ngày nay.