Ghé thăm đến vùng thôn dã, bạn rất dễ bắt gặp những bàn thờ Thiên được đặt ngoài sân vườn. Đây là một trong những tập tục lâu đời trong văn hóa tâm linh của Việt Nam. Con người hiện đại ngày nay nên tìm hiểu và gìn giữ nét văn hoá tốt đẹp này.
Tìm hiểu về bàn thờ Thiên
Bàn thờ Thiên được đặt nhỏ nhắn, đơn sơ trên sân nhà. Thông thường các gia đình nông dân ở ngoại ô hay thôn quê vẫn lưu giữ nét văn hoá này.
Cấu tạo của một bàn thờ Thiên gồm một tấm ván vuông cạnh 40cm, đặt trên trụ tròn, Theo quan niệm dân gian, hình vuông tượng trưng cho đất thuộc âm, hình tròn đại diện cho trời thuộc dương. Vì vậy mà bàn thờ thiên dân dã, rêu phong thể hiện những triết lý nhân sinh sâu sắc của người Việt Nam từ xa xưa. Sự kết hợp vuông- tròn mang lại sự hòa hợp trời đất, cân bằng âm dương.
Xem thêm: Bộ đồ thờ đầy đủ
Điều này mang đến sự hoàn hảo và những điều tốt đẹp sẽ đến gia chủ. Ngày nay, người ta thay thế tấm ván bằng tấm đan, trụ bê tông thay cho trụ gỗ và được lát thêm gạch men bóng loáng.
Tính từ mặt đất bàn thờ Thiên chỉ cao khoảng 1,5m. Trên tấm ván, người ta bày bát hương, lọ hoa, ly rượu nhỏ hoặc một chén nước lã. Mùi hương trầm thơm ngào ngạt, những bông hoa tươi tắn và chén nước tinh khiết.
Xem thêm: Bộ đồ thờ Thần Tài men vàng
Tất cả đều biểu thị cho lòng thành kính, lòng biết ơn của gia chủ đến với trời đất. Hằng ngày, một thành viên trong gia đình sẽ đều đặn thắp hương và vái lạy trước bàn thờ Thiên hai lần sáng và tối. Người này sẽ khấn vái tứ phương trời, mười phương đất để cầu cho cuộc sống an khang, phúc lộc dồi dào. Và cũng không được quên lễ bái ông bà tổ tiên. Đây được coi là nghi thức kết nối âm dương, thiên địa nhân.
Ý nghĩa bàn thờ Thiên
Bàn thờ Thiên và những nghi lễ tế bái trời đất thường rất giản dị, chân chất như chính tính cách của con người Việt Nam. Tập tục này phổ biến nhất ở vùng Nam Bộ. Người Việt thờ cúng trời như một đấng tối cao của tạo hóa. bày tỏ những mối ưu tư và lòng tin tuyệt đối vào sức mạnh của trời, phó thác sự bình yên của gia đình với trời đất.
Đặc biệt với người nông dân từ xa xưa luôn phải trông trời, trông đất, trông mây. Họ cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình no ấm.
Xem thêm: Bộ đồ thờ xanh ngọc lục bảo đắp nổi
Có thể nói tục lệ lập bàn thờ Thiên gắn liền với nền văn minh của người dân Việt từ bao đời nay, nhất là văn minh lúa nước. Ngày nay, theo sự phát triển của kinh tế xã hội, tập tục này đã phần nào phai nhạt đi. Vậy nên, ta cần truyền bá và giữ gìn cho những thế hệ con cháu mai sau.
Lưu ý khi lập bàn thờ Thiên
Để lập bàn thờ Thiên theo đúng phong thủy, gia chủ phải lưu ý những điều sau đây:
- Xem tuổi, mệnh của gia chủ để chọn vị trí và hướng bàn thờ phù hợp.
- Đặt bàn thờ hướng ra không gian thoáng đãng, thuận tiện thờ cúng.
- Không đặt gần phòng ngủ, nhà vệ sinh hay trên giếng nước đã lấp.
- Dọn dẹp thường xuyên nhất là khi mới mưa xong thường có nước đọng lại.
- Nên chọn bàn thờ Thiên làm bằng đá vừa đẹp mắt, nhã nhặn và lại tạo được sự bền vững cả trong phong thủy và cả điều kiện thời tiết khi đặt ngoài trời.
- Số chén bày trên bàn thờ phải là số lẻ.
- Nến thắp hương vào giờ Mão (5-7h sáng) và giờ Dậu (5-7h chiều) là lúc âm dương giao hòa.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bàn thờ Thiên và có thể thờ cúng trời đất theo đúng lễ nghi phong thủy nhất.