Phong tục thờ cúng của người Việt đã tồn tại từ ngàn xưa và vẫn được gìn giữ cho đến nay. Đây là một trong những nét văn hóa lâu đời nhất của Việt Nam. Thờ cúng mang những độc đáo và ý nghĩa riêng đặc sắc mà ai cũng nên tìm hiểu.
Tìm hiểu về phong tục thờ cúng của người Việt
Tìm hiểu về thờ
Thờ nghĩa là thể hiện, bày tỏ lòng kính trọng của mình lên những bậc tiền thân, các đức Thánh đã gửi gắm trọn vẹn niềm tin, như thờ Đức Phật, thờ Đức Chúa, thờ Đất nước, thờ tổ tiên… Con người đã có dòng họ tông môn thì phải có bàn thờ tổ tiên. Con người khi có nòi giống chủng tộc sẽ phải có cả bàn thờ cho Tổ quốc. Các tín đồ mà có cả tín ngưỡng hay tôn giáo đều phải có một bàn thờ dành cho đức giáo chủ.
Xem thêm: Bộ đồ thờ đầy đủ
Có thể nói rằng, nghi lễ, cung cách thờ cúng rất cần thiết cho việc tu thân, giáo dục gia đình và hướng dẫn con người làm tròn bổn phận trong xã hội loài người, nhất là con người ở vào thời đại văn minh.
Tìm hiểu về cúng
“Cúng” là vấn đề có rất nhiều người hiểu theo nghĩa sai lệch, dẫn đến làm mất đi những giá trị thật sự của cúng bái. Và theo Đạo Phật, cúng có cách gọi đúng hơn là “Cúng dường”. Từ này được bắt nguồn từ “Cung dưỡng” của Trung Hoa.
Cung dưỡng: là cấp dưỡng, phụng dưỡng, nghĩa là cung cấp tương ứng với nhu cầu vật chất cho những người khó khăn và nuôi dưỡng khi họ bị đói rách…
Cúng dường: nghĩa là dâng hiến và hiến lễ, nghĩa là dâng lễ vật đến những bậc thánh thần đáng tôn kính với cầu mong ơn trên minh giám. Như vậy, cung dưỡng nghĩa là chăm sóc, cung phụng những người đang trần thế với tình thương vô bờ sẵn có của bổn phận con người cần làm trong mối quan hệ ảnh hưởng đến nhau, như chăm dưỡng phụ mẫu, ruột thịt, những người đồng bào …
Xem thêm: Bộ đồ thờ vẽ vàng 24K
Còn với những người quá cố, ta không thể dùng từ “Cung dưỡng” trong việc cúng tế làm mất đi sự thành kính, ta cũng không thể sử dụng hai chữ “cúng tế” nhằm thể hiện được lòng thành kính đến họ với những cung cách lễ nghi. Cúng tế có nghĩa là dâng hiến lễ vật theo cung cách tế lễ, như dâng cúng gia tiên, tế bái Thánh Thần…
Ý nghĩa của phong tục thờ cúng của Việt Nam
Ý nghĩa của việc thờ
Một khi thờ nhân vật nào đó thì nhân vật ấy phải hiện lên được ý nghĩa của sự sống qua những vật mang tính biểu tượng đang được thờ cúng. Một vật thể mang ý nghĩa biểu tượng của “nhân vật” được thờ phải có những giá trị của tinh thần Tâm ấn Sắc và Sắc ấn Tâm. Một vật thể biểu tượng tinh thần Tâm ấn Sắc và Sắc ấn Tâm sẽ trở thành vật linh, là nơi giao thoa linh hồn giữa người thờ với nhân vật đang được thờ.
Ý nghĩa của việc cúng
Theo truyền thống, gia tiên sẽ hưởng thực hay được hiểu là ăn bằng cách “thức thực” hương vị của những món đồ được dâng cúng lên.
Ý nghĩa đầu tiên, cúng mang mục đích là tri ân và đền ơn đấng sinh thành, dưỡng dục đã tạo nên chúng của ngày nay và xây dựng nên tông môn, dòng họ của gia đình. Bên cạnh đó, ta dạy dỗ con cháu biết tôn kính tông đường và tiếp nối sự vinh hiển của cả dòng họ hai bên nội ngoại. Người Việt mỗi năm sẽ đều làm lễ ngày Quốc Tổ Hùng Vương để luôn tưởng nhớ cội nguồn, nhắc nhớ các thế hệ mai sau. Việc này là để những hình tượng thiêng liêng đó in sâu vào trong tâm trí của mỗi người.
Xem thêm: Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi hoa sen
Ý nghĩa thứ hai, chúng ta cúng với mục đích là sử dụng sự tâm linh tôn kính để biến những hương vị của món ăn thành dưỡng khí và chuyển hoá thành những chất liệu dưỡng sinh mang đến qua sợi dây tâm linh. Người được cúng ở thế giới bên kia nhận được nhiều điều may mắn từ đó người cúng có được nhiều sự ban phước.