Là một trong những nét văn hóa cổ xưa tại nước ta, các làng nghề truyền thống không chỉ là nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa truyền thống mà còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử cho dân tộc. Tuy nhiên, khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì các làng nghề truyền thống lại ngày càng dễ mai một, thất truyền. Trong số rất nhiều làng nghề vẫn còn tồn tại hiện nay thì làng gốm Bát Tràng có lẽ là địa danh nổi tiếng nhất. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, làng gốm không chỉ là địa danh sản xuất, xuất khẩu gốm sứ lớn mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng gần Hà Nội. Cùng khám phá làng gốm Bát Tràng cổ xưa và truyền thống trong bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu về làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng có lịch sử lâu đời, tính đến nay, làng gốm đã có tuổi thọ trên 500 năm với nhiều thăng trầm và giá trị văn hóa. Theo ghi chép lịch sử trong Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi có viết “Làng Bát Tràng làm đồ chén bát”, “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng này đều cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa và 200 tấm vải thâm…”.
Có thể thấy làng gốm Bát Tràng đã được hình thành dưới thời nhà Lý. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, nơi đây trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thương nhân và thợ thủ công từ các nơi đã tìm về Thăng Long để lập nghiệp, trong đó có nghề làm gốm.
Tương truyền 05 dòng họ làm nghề gốm là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa những nghệ nhân của mình rời làng di cư về kinh thành Thăng Long để tìm đất lập nghiệp. Họ đã tìm thấy một loạt đất sét trắng thích hợp để làm gốm tại Bạch Thổ phường. Các dòng họ này đã kết hợp với họ Nguyễn ở đây để mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng. Những đợi di cư tiếp theo đã dần dần biến làng gốm Bát Tràng trở thành trung tâm gốm nổi tiếng thời bấy giờ, do đó nơi đây đã được chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh.
Cùng thời đó có 03 vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều, Đào Trí Tiến hay Lưu Phương Tú được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi trở về đã đi qua Thiều Châu (Quảng Đông) và phải nghỉ lại vì có bão. Trong khoảng thời gian này họ đã tham quan lò gốm nổi tiếng và học hỏi được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho các làng nghề gốm Việt Nam. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Do đó các nhà khảo cổ đã tìm thấy những lớp đất nung và mảnh gốm tại các vùng Thanh Hóa, Ninh Bình,…
Vào thế kỷ thứ 15 và 16, khi nhà Mạc phát triển công thương thì gốm sứ Bát Tràng đã có nhiều điều kiện để lưu thông rộng rãi hơn. Các sản phẩm có minh văn ghi rõ lại năm chế tác và người đặt hàng. Trong giai đoạn này, những quan chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc rất ưa chuộng gốm sứ Bát Tràng. Theo ghi chép, gốm Bát Tráng được cung cấp rộng rãi ra nhiều phủ huyện tại vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Vào thế kỷ thứ 16, 17, khi các nước Tây Âu tràn sang phương Đông khiến hoạt động buôn bán ngày càng mở rộng. Điều này đã tạo điều kiện để gốm Bát Tràng có cơ hội xuất khẩu ra nhiều quốc gia khác.
Giao thương buôn bán gốm sứ phát triển mạnh nhất trong giai đoạn từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18. Sang thế kỷ 19, hoạt động này bị giảm sút do các chính sách hạn chế ngoại thương của vua Trịnh, chúa Nguyễn.
Vào thế kỷ 20, Nhà nước ta đang trong chế độ hình thành hợp tác xã thì Xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã ra đời, đây cũng là khoảng thời gian hình thành lên các thế hệ có tay nghề làm gốm nổi tiếng như Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Cấn,… Trong các giai đoạn tiếp theo khi kinh tế thị trường phát triển thì các xí nghiệp hợp tác xã đã bị thanh thế bằng những công ty chuyên kinh doanh gốm. Họ đã kết hợp với những hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ tạo nên làng gốm Bát Tràng nổi tiếng hiện nay.
Quy trình làm gốm tại làng gốm Bát Tràng
Quy trình làm gốm gồm các giai đoạn chính sau:
Giai đoạn 1: Tạo khung cho sản phẩm
Trước khi tạo khung cho sản phẩm thì người thợ phải tiến hành chọn lọc, xử lý và pha chế đất. Đất được sử dụng là đất sét có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn và có độ chịu lửa cao. Đất sau khi được lấy về sẽ đưa vào xử lý bằng cách ngâm nước trong bể. Tại Bát Tràng, đất ngâm sẽ được thực hiện trong 04 bể chính có độ cao khác nhau gồm bể đánh, bể lắng, bể lọc và bể ủ. Thời gian ngâm đất khoảng 3-6 tháng tùy loại đất.
Sau khi đất đạt yêu cầu thì người thợ sẽ tiến hành nhào nặn và tạo dáng cho đất trên bàn xoay. Kỹ thuật “vuốt tay, be trạch” trên bàn xoay là kỹ thuật cổ và nổi tiếng của làng gốm Bát Tràng. Tuy nhiên do yêu cầu sản xuất hàng loạt và độ khó cao nên kỹ thuật này đã bị mai một dần. Hiện nay, việc tạo hình gốm thường được làm theo khuôn in (khuôn thạch cao hoặc khuôn gỗ). Phương pháp này giúp tạo dáng sản phẩm dễ dàng hơn và số lượng nhiều hơn.
Gốm sau khi được tạo dáng sẽ được mang đi phơi để sản phẩm khô ráo, không bị nứt trước khi đưa vào tráng men và phủ hoa văn. Sản phẩm có thể tiếp tục được sửa chữa khi chưa đạt yêu cầu.
Giai đoạn 2: Trang trí và phủ men
Thợ gốm Bát Tràng sử dụng bút lông để vẽ trực tiếp lên sản phẩm mộc. Thợ vẽ có yêu cầu cao về tay nghề. Hoa văn, họa tiết phải hài hòa với hình dáng gốm, các họa tiết trang trí này đã nâng nghề gồm lên mức nghệ thuật. Thợ gốm Bát Tràng cũng có rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu,…
Sau khi sản phẩm đã được trang trí sẽ tiến hành đổ men. Nổi tiếng nhất của gốm Bát Tràng là lớp men tro, ngoài ra, các loại men khác cũng được sử dụng như men màu nâu hoặc men rạn, men lam. Sản phẩm mộc sau khi được nung sơ bộ sẽ tiến hành tráng men. Sản phẩm trước khi tráng phải đảm bảo sạch bụi. Nếu xương gốm sản phẩm có màu thì cần phải tráng trước 1 lớp men lót để che màu xương gốm sau đó mới thực hiện tráng men. Kỹ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men, kìm men và khó nhất là kỹ thuật quay men, đúc men.
Giai đoạn 3: Nung để tạo sản phẩm hoàn chỉnh
Nung là giai đoạn quan trọng nhất để quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Do đó, trước đây khi thực hiện nhóm lò thì thợ cả cao tuổi sẽ thắp hương để kính mong trời đất, thần lửa phù giúp. Việc làm chủ ngọn lửa và nhiệt độ theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt mức cao nhất làm chín gốm sau đó lại hạ nhiệt độ để gốm nguội dần là bí quyết thành công của khâu đốt lò.
Thợ gốm Bát Tràng thường sử dụng các loại lò nung như lò ếch, lò đàn và lò bầu để nung gốm. Tuy nhiên hiện nay có xuất hiện thêm các lò nung khác hiện đại hơn giúp căn chỉnh nhiệt độ tốt hơn và giúp đơn giản hóa thao tác thực hiện.
Sản phẩm sẽ được nướng trong 3 ngày 3 đêm ở nhiệt độ từ 1200oC hoặc 1300oC. Các sản phẩm được nung xong sẽ được phân loại, sửa chữa để tạo thành sản phẩm hoàn thiện. Sản phẩm gốm Bát Tràng gốm nhiều loại đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng khác nhau với độ tỉ mỉ và chất lượng cao.
Những hoạt động trải nghiệm tại làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng hiện nay không chỉ là nơi cung cấp các sản phẩm gốm sứ chất lượng trong nước và xuất khẩu mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng.
Di chuyển đến làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng nằm tại xóm 3 – xã Bát Tràng và xóm 7 – xã Đông Dư thuộc huyện Gia Lâm – TP Hà Nội và trải dài trong 02 thôn Bát Tràng và Giang Cao. Có vị trí cách trung tâm Hà Nội về phía Đông Nam khoảng 15km, du khách có thể dễ dàng di chuyển để tới tham quan làng gốm Bát Tàng.
Để tới làng gốm Bát Tràng bạn có thể sử dụng nhiều phương tiện như:
- Xe bus: Đây là phương tiện di chuyển nhanh chóng, tiện lợi, giá rẻ và an toàn nhất mà bạn có thể sử dụng. Từ nội thành Hà Nội, bạn di chuyển bằng xe bus đến bến trung chuyển Long Biên rồi bắt xe số 47 để tới Bát Tràng. Giá xe bus là 7.000đ/lượt. Thời gian di chuyển chỉ khoảng 30 phút là bạn đã đặt chân lên đến làng gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng.
- Xe máy: Nếu bạn đi xe máy thì sẽ tiện lợi hơn, bạn có cơ hội trải nghiệm và ngắm nhìn phố phường Hà Nội trước khi ghé thăm làng gốm Bát Tràng. Từ cầu Chương Dương hoặc cầu Vĩnh Tụy, Thanh Trì bạn đi men theo sông Hồng cho đến khi thấy biển chỉ đường làng gốm Bát Tràng.
- Đường sông: Bạn có thể di chuyển đến Bát Tràng bằng đường sông dễ dàng và đơn giản. Với giá tour từ 300 – 400.000đ/khách, bạn vừa có thể du lịch trên sông Hồng, vừa di chuyển tới làng gốm Bát Tràng sau đó đến Chử Đồng Tử.
Các hoạt động tham quan, trải nghiệm tại làng gốm Bát Tràng
Khi đến với làng gốm Bát Tràng, bạn sẽ có cơ hội tham quan, chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm tinh xảo, tỉ mỉ và tham dự nhiều trải nghiệm hấp dẫn:
Làng cổ Bát Tràng
Tương tự như phố cổ Hà Nội, làng cổ Bát Tràng cũng lưu giữ lại rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo, cổ kính có niên đại lâu đời. Khi tới thăm làng cổ Bát Tràng, bạn có cơ hội trải nghiệm xung quanh làng cổ trên chiếc xe trâu dân giã để tận hưởng không khí mộc mạc, đấm chất thôn quê, cổ xưa.
Những địa điểm tiêu biểu mà bạn nên ghé thăm đó là nhà cổ Vạn Vân, đình làng Bát Tràng hoặc nhà cổ của họa sĩ Mạnh Đức – con trai nhà văn Kim Lân,…:
- Nhà cổ Vạn Vân nghĩa là hạng vạn áng mây lành tụ hội. Nhà cổ có tuổi đời hơn 200 năm với kiểu kiến trúc cổ, tuyệt tác bao gồm các họa tiết gốm sứ, ấm men lam, lọ rồng hay khuôn bản dập làm gốm,… từ trước thế kỷ 15 còn lưu giữ lại.
- Đình làng Bát Tràng có mặt tiền hướng ra sông Hồng, nơi đây thờ Thành hoàng. Với không gian rộng lớn, đình làng Bát Tràng là nơi tổ chức những lễ hội truyền thống quanh năm và là địa điểm linh thiêng mà mỗi người dân Bát Tràng đều biết đến.
- Nhà cổ của họa sĩ Mạnh Đức – con trai nhà văn Kim Lân được làm từ chất liệu gỗ với phong cách thiết kế theo dinh thự Vua Mèo ở Hà Giang. Trong không gian ngôi nhà có giếng trời lớn và sân khấu nhỏ để diễn ca trù vào buổi tối. Toàn bộ không gian ngôi nhà là nơi trưng bày các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cùng các tinh hoa gốm sứ khác của địa phương.
Sân nặn gốm
Đến với làng gốm Bát Tràng bạn không chỉ được thăm quan các làng nghề truyền thống mà còn được tự tay trải nghiệm các quy trình làm gốm tại sân nặn gốm. Chỉ với 40.000đ – 60.000đ là bạn đã có thể tự tay sáng tạo nên các sản phẩm gốm sứ của riêng mình từ đất sét và bàn xoay. Bạn sẽ nhận được sự chỉ dẫn tận tình từ những thợ gốm điêu luyện để hoàn thành tác phẩm, sau đó sản phẩm được đem đi nung đốt để mang về nhà.
Xem thêm: Cách xem lá số tử vi trọn đời & hướng dẫn bình giải
Khám phá chợ gốm Bát Tràng
Chợ gốm Bát Tràng là địa điểm bạn khó có thể bỏ qua nếu muốn sở hữu những món quà kỷ niệm tinh xảo, xinh xắn. Nơi đây chứa rất nhiều gian hàng đồ lưu niệm, sản phẩm gốm sứ như bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mỹ nghệ, đồ thờ cúng,… Tất cả sản phẩm đều được làm ra từ bàn tay của những nghệ nhân nổi tiếng và đặc biệt giá thành gốm sứ tại đây thường rẻ hơn nhiều so với mức giá bán ngoài thị trường.
Tham quan bảo tàng gốm Bát Tràng
Bảo tàng gốm Bát Tràng nằm trong dự án Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt được xây dựng trên khu đất có diện tích rộng 3.700 m2 nằm tại số 28 – thôn 5 – xã Bát Tràng – huyện Gia Lâm – TP Hà Nội. Bảo tàng chỉ cách làng gốm Bát Tràng vài mét và nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 20 km. Bảo tàng do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào thiết kế lấy ý tưởng từ những bàn xoay gốm truyền thống. Công trình gồm 7 vòng xoáy ốc khổng lồ với những mặt cong mềm mại quấn quýt với nhau, tạo nên một kiệt tác độc nhất vô nhị tại Việt Nam.
Bảo tàng gồm 4 tầng lầu: Tầng 1 là khu trưng bày các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, tinh xảo nhất của các nghệ nhân gốm. Tầng 2 và 3 là khu trưng bày gốm Bát Tràng qua các thời kỳ. Tầng 4 là sân thượng với quán cà phê rộng rãi sở hữu tầm nhìn ra sông Bắc Hưng Hải êm đềm.
Đến làng gốm Bát Tràng nên ăn gì?
Khi đến làng gốm Bát Tràng bạn không thể bỏ qua các món đặc sản tươi ngon như bánh sắn nướng, bánh tẻ nóng hay cơm, bún, miến, phở mang hương vị đặc trưng. Đặc biệt bạn không thể không thưởng thức món canh măng mực đặc sản. Màu vàng ươm của măng kết hợp với nước dùng ngọt lịm sẽ mang đến hương vị khó quên cho du khách. Đây là món truyền thống thường được sử dụng trong các ngày lễ, cưới xin, giỗ tết của người dân nơi đây.
Mua gốm sứ Bát Tràng chất lượng tại đâu?
Gốm sứ Bát Tràng đã được cung cấp và phân phối tại khắp cả nước cũng như được xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên vì là mặt hàng nổi tiếng nên gốm sứ Bát Tràng có thể bị làm giả, làm kém chất lượng. Do đó, để mua được sản phẩm chính hãng bạn nên lựa chọn các cửa hàng, công ty uy tín có chứng nhận đảm bảo. Trong đó, bạn hãy lựa chọn Gốm Thiên Long. Đây là một trong những công ty chuyên cung cấp các sản phẩm gốm Bát Tràng chất lượng và đảm bảo chính hãng.
Xem thêm: Khám phá bảo tàng gốm Bát Tràng độc nhất tại Việt Nam
Các dòng sản phẩm chính mà gốm Thiên Long cung cấp là:
- Gốm sứ tâm linh, phong thủy, đồ thờ cúng gốm Bát Tràng,…
- Bộ đồ ăn, bát đĩa, ấm chén, đồ gia dụng,…
- Quà lưu niệm, quà tặng gốm sứ,…
Gốm Thiên Long có hệ thống cửa hàng đa dạng trải dài nhiều tỉnh thành từ Bát Tràng – Hà Đông, Hà Nội – Hồ Chí Minh. Với mong muốn đem đến những sản phẩm chất lượng với giá thành rẻ, cạnh tranh, trao gửi niềm tin, tình cảm của nghệ nhân tới khách hàng, gốm Thiên Long cam kết đem đến những sản phẩm đẹp, tinh xảo mà bạn khó tìm thấy ở bất cứ nơi nào.
Làng gốm Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời còn được lưu giữ và bảo tồn. Nếu có cơ hội hãy ghé thăm để tìm hiểu và tự tạo ra sản phẩm độc đáo của riêng mình. Hi vọng các thông tin mà Gốm Thiên Long cung cấp sẽ đem đến những khám phá thú vị cho bạn.