Ý nghĩa của bàn thờ trong văn hóa tâm linh người Việt

Mục lục

    Ý nghĩa của bàn thờ gắn liền với văn hóa tâm linh của người Việt từ bao đời nay. Trong bất kỳ gia đình nào, chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của vật phẩm này. Vật phẩm mang một ý nghĩa đặc biệt, không thể thay thế trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc ta.

    Đôi nét về bàn thờ trong văn hóa của người Việt

    Tục thờ cúng của người Việt đã ra đời từ rất lâu dựa trên cơ sở niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người trở về với cõi vĩnh hằng. Tục lệ này đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tâm linh của người Việt Nam ta. 

    Y Nghia Cua Ban Tho 1
    Hình ảnh bàn thờ gắn liền với văn hóa tâm linh của người Việt từ bao đời nay

    Từ ngày xửa ngày xưa, trong mỗi gia đình, ở vị trí trang trọng nhất đều được đặt bàn thờ gia tiên. Ngoài ra, còn có bàn thờ Thổ Công, bàn thờ Thần Tài,… Những gia đình theo đạo Phật sẽ có thêm bàn thờ Phật. Đặc biệt những ai có căn sẽ lập thêm bàn thờ Chư vị hoặc xây riêng một ngôi điện hoặc miếu để thờ. Bên cạnh đó, nhiều gia đình Còn lập bàn thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn để trấn trạch, xua đuổi ma quỷ đến quấy phá. Mỗi loại bàn thờ sẽ có cách bài trí khác nhau xong đều được đặt ở những nơi trang nghiêm.

    Xem thêm: Bộ đồ thờ đầy đủ

    Ý nghĩa của bàn thờ theo mục đích thờ cúng

    Bàn thờ gia tiên

    Bàn thờ gia tiên là nơi tưởng nhớ, thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn và lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên đã khuất bóng. Theo quan niệm phương Đông, người mất đi sang một thế giới khác vẫn có thể sinh hoạt như khi còn sống nên người thân cần phải lo đầy đủ để cuộc sống ở thế giới bên kia không gặp khó khăn, thiếu thốn.  

    Vì vậy, bàn thờ được coi như một thế giới thu nhỏ của người đã khuất, nơi giúp con cháu làm tròn chữ hiếu, biếu dâng lòng thành đến tổ tiên ở thế giới bên kia. 

    Y Nghia Cua Ban Tho 2
    Bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa sâu sắc về tấm lòng hiếu nghĩa của con cháu

    Bàn thờ vọng

    Ngày nay, bàn thờ vọng đã trở nên khá quen thuộc. Những người con sinh sống xa nhà, tha hương làm ăn thường lập loại bàn thờ này để hướng về quê hương, thờ gia tiên và thờ cúng trong những dịp giỗ chạp, lễ Tết. 

    Xem thêm: Bộ đồ thờ men rạn vẽ tay hoa sen

    Bàn thờ Thần Tài

    Theo tín ngưỡng dân gian, bàn thờ Thần Tài để thờ cúng vị thần này, từ đó giúp cầu tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình. Người đời rất quý trọng tiền bạc nên nhiều gia đình đặc biệt là những nhà kinh doanh điều lập bàn thờ Thần Tài để cầu xin Ngài giúp buôn may bán đắt, gặp thời gặp vận, công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, đem lại nhiều của cải.

    Bàn thờ Phật

    Từ xưa đến nay, những bậc có công với đất nước, xã hội đều được tôn sùng và ngưỡng mộ. Điều này bắt nguồn từ lòng biết ơn và mong muốn được noi theo gương sáng. Việc thờ cúng trong tôn giáo cũng không nằm ngoài những ý nghĩa này.

    Y Nghia Cua Ban Tho 3
    Ý nghĩa tốt đẹp của bàn thờ Phật

    Bàn thờ Phật thể hiện đức tin, sự sùng mộ của các tín đồ đối Đức Phật với mong muốn tu tâm tích đức. Đồng thời luôn được có bên mình ngọn đèn trí tuệ, sự từ bi của ngài sẽ soi sáng, dẫn lối đến con đường đúng đắn trong cuộc sống.

    Xem thêm: Bộ đồ thờ men rạn vẽ tay rồng phượng

    Bàn thờ Táo Quân

    Bàn thờ Táo Quân là nơi thờ ba vị thần Táo với mong muốn mang lại phúc đức cho gia đình. 

    Bàn thờ Thiên

    Ngoài bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài, bàn thờ Phật, còn một loại bàn thờ nữa là bàn thờ Thiên. Đây là nơi kết nối con người với trời đất, tiền nhân và mọi người.

    Việc thờ cúng gia tiên, thần Phật đã trở thành truyền thống, đi vào tâm hồn và nếp sống thường nhật của người Việt từ bao đời nay. Bàn thờ với ý nghĩa thiêng liêng sẽ còn gắn bó với biết bao thế hệ mai sau.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chính Sách

    Về Chúng Tôi

    DMCA.com Protection Status

     

    ĐKKD: 0108040422

    Hotline / Zalo: 0962123669

    Email: sales@gomthienlong.vn

    Cở sở 1: Số 2 A Ngõ Gốm thôn 2 Bát Tràng 

    Cơ sở 2: Ki ốt số 26 -27 Khu B chợ gốm Bát Tràng

    Cơ sở 3: Số 738, Đ.Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội