Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết

Mục lục
Vào những tháng cuối cùng của năm 2023, nhiều người con Đất Việt thường hỏi nhau rằng “còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết”. Bởi Tết nguyên đán là một dịp vô cùng ý nghĩa với mỗi người. Ai ai cũng háo hức nghỉ Tết, được đoàn viên cùng gia đình, nghỉ ngơi sau một năm làm việc và muốn thực hiện nhiều điều đặc biệt cho người mình yêu quý. Tham khảo ngay bài viết sau đây để cùng đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa là đến Tết 2024 nhé!

Bạn có biết có bao nhiêu Tết ở Việt Nam?

Trước khi bước vào giải đáp cho băn khoăn “còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết”, chúng tôi muốn dành cho bạn một câu hỏi có bao nhiêu ngày Tết ở Việt Nam.
Theo phong tục truyền thống của ông cha ta trước kia, người Việt Nam có văn hoá đón Tết Nguyên Đán hay còn được biết đến là Tết Âm Lịch. Thế nhưng nhiều năm gần đây khi bắt đầu hội nhập toàn cầu, một quan niệm mới cũng được hình thành. Ngày nay trong những dịp lễ Tết, nhà nước Việt Nam sẽ đón 2 ngày Tết mừng năm mới chính là Tết Âm và Tết Dương.

Tìm hiểu về Tết Dương Lịch

Tết Tây hàng năm sẽ tính theo lịch mặt trời hay còn có cách gọi quen thuộc khác là lịch dương, vào ngày dương lịch 01/01, vì vậy, bạn có thể đếm từ giờ đến ngày 01/01 dương lịch xem còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết. Sở dĩ ngày này gọi là ngày Tết Tây vì đây là ngày nghỉ Tết chính thức tại những nước phương Tây.
Con Bao Nhieu Ngay Nua Den Tet (1)
Tết Dương lịch thường tổ chức vô vàn hoạt động thú vị
Trong thời kỳ ngày càng hội nhập như ngày nay, nước ta cũng đã cho phép mọi người dân Việt Nam được nghỉ Tết và dành thời gian cho người thân, gia đình hay là dịp để dành cho các chuyến đi du lịch được dự tính trước đó.
Vào Tết Tây, thông thường mọi học sinh, người lao động, viên chức, công nhân hay học sinh đều được nghỉ lễ một ngày. Số ngày nghỉ cũng sẽ được tăng lên nếu như ngày Tết dương trùng lịch vào chủ nhật, thứ bảy.
Dù là ngày nghỉ quốc tế được nhiều người coi trọng thế nhưng Tết nguyên đán – tết truyền thống vẫn là ngày Tết chính thống, đặc biệt, ý nghĩa nhất trong năm.

Tìm hiểu về Tết Âm lịch

Tết Nguyên Đán hay còn được gọi là Tết Âm, chính là ngày lễ Tết truyền thống của người Việt, có xuất xứ từ ngày xưa. Đây cũng được biết là kỳ nghỉ lễ dài nhất trong một năm, được mọi người dân mong đợi và coi trọng. Tết Âm chính là Tết đoàn viên cho mọi người, mọi nhà.
Vì là một ngày lễ lớn cho toàn dân tộc nên số ngày được nghỉ Tết âm mỗi năm đều không dưới 1 tuần. Người lao động hay nhưng đối tượng khác ở trên khắp cả nước thông thường sẽ bắt đầu nghỉ từ ngày 25 tháng chạp tới khoảng mùng 6 Tết.
Thay vì dự tính đi chơi, du lịch với bạn bè, ngày Tết ta là ngày Tết dành cho người thân, gia đình, cho sự thương yêu đong đầy với hai từ “gia đình” và rất nhiều người đều háo hức để tính còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Âm lịch. Người Việt Nam ta biết bao đời nay luôn gìn giữ, truyền tai nhau nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong ngày Tết nguyên đán. Đây cũng như là nét văn hoá đặc trưng của người Việt được đông đảo du khách quốc tế chú ý và quan tâm.
Con Bao Nhieu Ngay Nua Den Tet (2)
Tết Nguyên Đán là dịp sum họp ai ai cũng mong đợi

Nguồn gốc Tết Âm Lịch

Bên cạnh việc tìm hiểu về việc còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết, bạn cũng có thể tham khảo về nguồn gốc của Tết nguyên đán. 
Do sự ảnh hưởng từ nền văn hoá của Phương Đông trong đời sống sinh hoạt và các phong tục tập quán mà nguồn gốc của Tết nguyên đán vẫn là đề tài được nhiều người thảo luận. Hầu hết mọi thông tin cho rằng ngày Tết Âm lịch được bắt nguồn từ đất nước Trung Quốc, về sau du nhập đến Việt Nam vào thời kỳ Bắc thuộc 1000 năm.
Thế nhưng ngày Tết nguyên đán ở Trung Quốc sẽ đến vào mùng 1/1 theo lịch dương, còn Tết Âm lịch thì lại được biết đến với cái tên Xuân Tiết.

Tết nguyên đán hiện diện từ thời các vua hùng

Nếu chỉ chăm chăm lật giở, tìm kiếm xem còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết, có thể bạn sẽ bỏ qua một kiến thức khá bổ ích chính là Tết nguyên đán có từ thời các vua hùng. Khi dở lại các trang sử đầy hào hùng của dân tộc ta, sẽ thấy rằng truyền thống đón Tết Nguyên đán của người dân Việt hiện diện từ thời của các vua Hùng. Bằng chứng đó là truyện “Bánh chưng bánh dày”. Trong nội dung của truyền đã cho chúng ta thấy được phong tục gói bánh chưng ăn Tết có từ thời Hùng Vương.

Tết nguyên đán cũng tồn tài vào thời kỳ Bắc thuộc

Một chứng cứ đầy sức thuyết phục nữa đó là cuốn Kinh Lễ mà Khổng Tử viết. Theo đó có câu: “Ta không biết về Tết là ngày gì, nghe nói là tên ngày lễ lớn từ bọn người Nam, họ ăn chơi, uống rượu và nhảy múa như điên và những ngày lễ đó”.
Người Man đề cập trong câu nói đó chính là người Nam Man, ám chỉ các bộ lạc ngoài Trung Nguyên nằm ở phía Nam của Trung Quốc. Đó là người dân Việt cổ, ông cha chúng ta.
Tết Nguyên Đán là ngày lễ vô cùng ý nghĩa với các gia đình Việt
Không chỉ vậy ở trong cuốn “Giao Chỉ Chí” có nhắc đến : “Bọn Giao Quận chúng thường tập trung thành hội, phường để ca hát, nhảy múa, chơi bời ăn uống nhiều ngày nhằm vui mừng cho mùa trồng cây mới. Không chỉ có nông dân mà những người thân của vua Chúa, Quan Lang cũng tham gia lễ hội đặc biệt này”.
Giao Quận chính là cách gọi mà Trung Quốc đã đặt cho vùng lãnh thổ của Việt Nam vào thời kỳ Bắc thuộc.
Vì vậy có thể nhận định rằng, ngày Tết nguyên đán chính là dịp Tết cổ truyền của nước Việt Nam ta đã có từ lâu đời. Bởi ảnh hưởng thời Bắc thuộc trong một số phong tục, tập quán nên đã có nhầm lẫn trong nguồn gốc ngày lễ Tết này.
Thông qua nội dung tìm hiểu về nguồn gốc của dịp Tết bạn có thể thấy được bài chia sẻ “còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết” thật sự bổ ích phải không nào?

Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán – thời điểm đất trời giao thoa

Tết đến là thời khắc đất trời giao thao, chứa đựng ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Tết cũng chính là dịp mà người dân có thể tỏ bày lòng kính thành tới các vị thần trong tự nhiên có liên quan tới mùa màng như thần Mưa hay thần Nước, thần Đất,… đã giúp cho mùa màng được bội thu.

Tết cổ truyền chính là dịp tỏ bày lòng thành dâng lên tổ tiên, ông bà

Nhiều người rất háo hức, băn khoăn còn bao nhiêu ngày nữa đến tết bởi đây là dịp mà mọi người được nghỉ dài, có nhiều thời gian rảnh để bày tỏ lòng thành dâng lên ông bà, tổ tiên.
Phong tục thắp hương, tảo mộ đón tổ tiên ông bà về với gia đình là các hành động để hướng về nguồn cội của người Việt Nam ta. Vào các ngày đầu năm, các con cháu ở trong gia đình đều sẽ bày mâm cúng, thắp hương trên ban thờ. Công việc này để tỏ bày lòng hiếu đạo, hiếu kính đối với người có công sinh thành, dưỡng dục.
Con Bao Nhieu Ngay Nua Den Tet (4)
Tết Nguyên Đán là ngày tết cổ truyền của người Việt Nam
Mâm cúng theo truyền thống gồm xôi chè, bánh mứt, mâm ngũ quả, đĩa thịt để thể hiện lòng kính hành của cháu con.

Tết Nguyên Đán chính là một khởi đầu tràn ngập hy vọng

Tết đến xuân về chính là một sự khởi đầu ngập tràn hy vọng và sẽ có thêm bình an, may mắn, có sự luân chuyển, loại bị đi những việc không tốt, các việc chưa làm trong năm cũ.
Nhiều người thích xem còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết để còn chuẩn bị chào một năm mới tốt lành, tân trang, dọn dẹp nhà cửa nhằm chào đón lộc lá, may mắn. Đồng thời như một nghi thức để các chuyện điều không tốt sẽ xua tan đi.
Một khởi đầu mới bắt đầu sẽ là biểu tượng của thách thức, cơ hội mở ra. Bởi thế nhiều gia đình sẽ đi coi tháng tốt, ngày lành để xuất hành, khai trương được gặp may mắn.

Tết Nguyên Đán – thời gian gia đình tụ họp và sum vầy bên nhau

Khi đếm còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết, nhiều người còn đang rạo rực lắng nghe những bài hát “Xuân đã đến” hay “Đi để trở về”. Một năm dài làm việc đầy vất vả, luôn bộn bề cuộc sống ở bên ngoài chắc hẳn ai ai cũng chỉ chờ đón ngày Tết để có thể trở về bên bữa cơm cùng gia đình.
Tết cũng là dịp mà người xứ xa về nhà, đại gia đình cùng nhau sum họp, vui cười, kể cho nhau nghe về những điều đã trải qua ở năm cũ, đồng thời là chia sẻ về các dự định mới ấp ủ.
Tết Nguyên Đán còn là dịp mọi người dành cho nhau lời chúc tốt đẹp, qua đó thể hiện được sự quan tâm với nhau. Các hiềm khích, mâu thuẫn năm cũ đều gác lại nhằm đón nhận các lời cầu chúc may mắn.
Con Bao Nhieu Ngay Nua Den Tet (5)
Tết Nguyên Đán – thời gian gia đình tụ họp và sum vầy bên nhau

Tết nguyên đán – dịp niềm vui hội ngộ

Khi đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết, ai ai cũng nghĩ ra viễn cảnh có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi sau một năm bộn bề công việc. Trong dịp nghỉ Tết này có nhiều thời gian dành cho gia đình, thực hiện các công việc đôi khi vì bận rộn quá mà lãng quên, chẳng hạn như cùng nhau làm bếp, dọn dẹp và ăn uống,…
Tết ta cũng là khoảng thời gian cho các cuộc hội ngộ cùng bạn bè, xôm tụ họp lớp. Có lẽ chỉ có dịp Tết thì mới đông đủ được như vậy.

Đến Tết 2024 còn bao nhiêu ngày?

Sau một hồi tham khảo về nguồn gốc của Tết hay ý nghĩa của dịp Tết, dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết.
Lịch nghỉ Tết của nước ta sẽ chia thành hai đợt, nghỉ Tết Dương và nghỉ Tết Âm. Theo lịch vạn niên, tính tới ngày hôm nay là ngày 21/11/2023 thì còn 41 ngày nữa tới Tết dương (Tết tây) và còn 81 ngày nữa là đến Tết Âm lịch (Tết nguyên đán hay tết ta). Vào ngày lễ Tết ngày, ai ai cũng đều có hoạt động cho riêng bản thân nhằm hy vọng có một năm mới thịnh vượng, an khang.

Đến Tết Dương còn bao nhiêu ngày nữa?

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Dương bạn đã biết chưa? Tính tới hôm nay là ngày 21/11/2023, chúng ta còn chưa tới 41 ngày nữa là kết thúc năm 2023 và bắt đầu bước sang những ngày đầu tiên trong năm mới 2024, ngày 1 tháng 1. Tết Dương năm 2024 sẽ là ngày thứ Hai đầu tuần.
Con Bao Nhieu Ngay Nua Den Tet (6)
Bao nhiêu ngày nữa tới Tết là điều ai cũng mong sau một năm làm việc vất vả

Tết Âm vào ngày nào theo lịch dương?

Tết Nguyên Đán sẽ được tính theo như lịch âm, đúng ngày 1/1 Âm lịch. Năm mới 2024 tức là năm Giáp Thìn sẽ là năm nhuận sẽ có đến 383 ngày (có 2 tháng 2 âm lịch). 
Vậy còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Âm? Tính tới ngày hôm nay đã là ngày 21 tháng 11 dương lịch vì thế chỉ còn 81 ngày nữa thôi là chúng ta đón Tết nguyên đán 2024. Ngày Tết Nguyên Đán 2024 sẽ là ngày thứ Bảy, ngày 10 tháng 2 dương lịch.
Chúng ta hãy cùng đếm ngược 81 ngày đón Tết 2024 và bắt đầu chuẩn bị cho các công việc cần làm để đón năm mới thật vui vẻ và trang hoàn.
Năm mới 2024, ngày Tết Âm lịch sẽ rơi vào trong các ngày lịch Dương sau:
  • Ngày 29 tết là ngày 08/02/2024 vào thứ Năm.
  • Đêm Giao thừa là ngày 09/02/2024 vào thứ Sáu.
  • Mùng 1 Tết là ngày 10/02/2024 vào thứ Bảy.
  • Mùng 2 Tết là ngày 11/02/2024 vào Chủ Nhật.
  • Mùng 3 Tết là ngày 12/02/2024 vào thứ Hai.
  • Mùng 4 Tết là ngày 13/02/2024 vào thứ Ba.
  • Mùng 5 Tết là ngày 14/02/2024 vào thứ Tư.

Lịch nghỉ tết ta dài ngày cùng gia đình

Ngày Tết Tây 2024, người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?

Ngoài băn khoăn còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết, nhiều người còn háo hức muốn biết Tết đến sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày? Tết Tây năm 2024 là ngày 1/1/2024, rơi vào thứ Hai, nhân viên, công chức, cán bộ và người lao động được nghỉ một ngày và sẽ được hưởng nguyên lương.
Bên cạnh đó, ngày 30 và ngày 31/12/2024 sẽ rơi vào ngày thứ Bảy, Chủ Nhật, vì thế dịp Tết Tây năm 2024 cũng sẽ có lịch nghỉ khác nhau:
  • Với những người lao động đang có chế độ 2 ngày nghỉ một tuần (chủ nhật và thứ bảy) thì vào dịp Tết Dương lịch sẽ được nghỉ 3 ngày liên tục, theo đó có 2 ngày nghỉ một tuần và một ngày được nghỉ Tết tây 2024 (tức ngày 30, 31/12/2023 và ngày 1/1/2024).
  • Với những người lao động đang có chế độ 1 ngày nghỉ một tuần vào chủ nhật thì Tết tây 2024 được nghỉ 2 ngày, tính từ ngày 31/12/2023 tới hết ngày mùng 1/1/2024.

Tết Nguyên Đán được nghỉ mấy ngày?

Nhiều người hỏi “còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết” còn để thể hiện sự mong mỏi về kỳ nghỉ dài này.
Ngày 26/9,văn bản được gửi từ Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đã được Bộ Nội Vụ tiếp nhận, xem xét về việc thảo luận lịch nghỉ Quốc Khánh và Tết Nguyên Đán năm 2024.
Sau khi hai phương án đề xuất ở trong văn bản được đề xuất, Bộ Nội Vụ cũng đã có phương án thống nhất. Tiếp đó đã chuẩn bị dự thảo bằng văn bản để gửi tới Thủ tướng nhằm đi đến quyết định cuối cùng.
Theo đó, lịch nghỉ Tết Âm 2024 Giáp Thìn sẽ kéo dài 7 ngày tính từ ngày 08/02/2024 (dương lịch là thứ năm) đến ngày 14/02/2024 (dương lịch là thứ 4) – từ từ ngày 29 của tháng chạp tới hết ngày mùng 5 của tháng giêng.
Con Bao Nhieu Ngay Nua Den Tet (8)
Nắm được lịch nghỉ tết để có chờ đón dịp vui vẻ bên gia đình
Thế nhưng, lịch nghỉ Tết ở những tổ chức, doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau tùy theo quy định ở từng đơn vị cũng như là chính sách về nghỉ tết ban hành đến nhân viên.
Tết Nguyên Đán chính là dịp lễ tất cả các thế hệ Việt Nam đều mong chờ nhất ở trong năm. 
Bởi thế câu hỏi “bao nhiêu ngày nữa đến Tết” như là sự bày tỏ niềm mong mỏi tới Tết thật nhanh từ nhiều người.

Năm 2024 mệnh gì, con gì?

Sau khi biết được “còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết” hay Tết nay được nghỉ bao nhiêu ngày, liệu bạn đã biết năm 2024 là năm con gì chưa?
Năm 2024 chính là năm con rồng hay gọi là Giáp Thìn. Được tính theo lịch dương bắt đầu từ ngày 22/1/2024 đến hết ngày 09/02/2025.
  • Ngũ hành nạp âm: Kim Bạch Kim có nghĩa là Vàng pha bạc.
  • Nữ mệnh: Tây tứ mệnh (Cấn Thổ).
  • Nam Mệnh: Tây tứ mệnh (Càn Kim).
Xét về Thiên Can: Năm Giáp Thìn 2024 sẽ tương hợp Mậu và tương hình cùng Kỷ và Đinh.
Xét về Địa Chi: Người năm sinh 2024 sẽ hợp với Mùi – Mão Hợi-. Tứ hành xung cùng Dậu – Mão – Ngọ – Tý.
Xét về Mệnh: mệnh Kim sẽ tương sinh cùng mệnh Thổ, Thuỷ, tương khắc cùng mệnh Hoả, Mộc.

Các phong tục tập quán người Việt vào dịp Tết nguyên đán

Cúng ông Táo, ông Công

Bên cạnh tính toán xem còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết, bạn đừng bỏ qua việc tình toán bao lâu thì cúng ông Táo, ông Công.
Ông Táo, ông Công chính là người cai quản, trông coi các sự việc xảy ra ở trong gia đình trong cả năm qua. Theo truyền thống, vào 23 tháng Chạp các gia đình sẽ tiến hành làm lễ để tiễn hai ông về trời.
Con Bao Nhieu Ngay Nua Den Tet (9)
Chuẩn bị mâm cúng ông Táo thịnh soạn, tươm tất
Theo như quan niệm, ông Táo là người báo cáo tất cả mọi chuyện trong gia đình đến Ngọc Hoàng. Qua đó Ngọc Hoàng xem xét và sẽ có thưởng phạt. Bởi thế nhà nhà đều chuẩn bị tươm tất cho ông Táo để ông nói điều tốt cho gia đình. Vào năm mới thì sẽ được Ngọc Hoàng ban bình an, tài lộc.
Mâm cúng dâng ông Táo theo truyền thống gồm có tiền vàng, nhang đèn, hoa cúc, mâm lễ mặn, mâm ngũ quả cùng áo quan. Có nhiều người sẽ cúng ông Táo cá chép rồi phòng sinh mang ngụ ý là chú cá chép sẽ đưa ông Táo về chầu trời một cách an toàn.

Gói bánh tét, bánh chưng

Tính còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết cũng là cách để lên kế hoạch chuẩn bị gói bánh chưng.
Thấy bánh chưng là thấy Tết là câu nói mọi người thường truyền tai nhau. Bánh tét, bánh chưng là những loại bánh truyền thống vào ngày tết không thể thiếu, chứa đựng ý nghĩa về sự no đủ, sung túc.
Gói bánh tét, bánh chưng vào trước ngày Tết cùng nhau trò chuyện và thâu đêm luộc bánh cũng là điều nên lưu trữ dài lâu cho lứa con cháu ở đời sau.

Dọn dẹp nhà cửa

Tân trang, dọn dẹp nhà cửa chính là điều mọi gia đình đều sẽ thực hiện vào dịp Tết. Một diện mạo hoàn toàn mới sẽ giúp cho năm mới thêm phấn khởi, sẵn sàng để đón nhận may mắn, tài lộc.
Đồng thờ sắp xếp, quét dọn lại cho nơi ở để có một không gian sống tốt hơn sau một năm đầy bận bịu. Đây cũng chính là cách xua đi điều không tốt và dở dang trong năm cũ.

Trang trí, lau dọn nhà cửa để có không khí Tết về

Bày biện mâm ngũ quả

Một phong tục không thể thiếu trong dịp Tết nữa chính là bày mâm ngũ quả. Tuỳ theo văn hoá ở mỗi vùng miền thì sẽ có các loại hoa quả được chọn lựa để bày trên mâm khác nhau.
  • Miền Nam: Trên mâm ngũ quả thường có sung, xoài, đu đủ, dừa, mãng cầu với ý nghĩa “cầu sự sung túc, vừa đủ xài”.
  • Miền Trung: Dùng các loại trái cây như mãng cầu, thanh long, dứa, cam chuối, dưa hấu,…
  • Miền Bắc: Trên mâm ngũ quả sẽ bao gồm những loại quả biểu trưng cho năm yếu tố trong ngũ hành như bưởi, quýt, lựu, phật thủ, chuối,…
Số năm chính là số trung tâm, con số của sự sống. Quả là tượng trưng cho ý nguyện nảy nở, sinh sôi, duy trì giống nòi và sự sung túc. Ngoài ra, theo ý nghĩa đặc biệt khác thì ngũ quả là tượng trưng của 5 ước nguyện: Phúc, Quý, Thọ, Khang, Ninh – tức may mắn – giàu có – sống lâu – khỏe mạnh – bình yên.

Tảo mộ

Nhiều người háo hức muốn biết còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết để cùng nhau sum họp, cùng nhau dọn dẹp sạch sẽ nơi yên nghỉ và thăm viếng tổ tiên, ông bà. Đồng thời các con cháu cũng sẽ mời ông bà của mình về chung vui và ăn Tết cùng với gia đình. Đây chính là phong tục vô cùng ý nghĩa thể hiện được lòng hiếu thảo, biết ơn với những người thân trong gia đình, những đấng dưỡng dục và sinh thành.
Con Bao Nhieu Ngay Nua Den Tet (11)
Tảo mộ – phong tục thể hiện sự tôn trọng, chữ hiếu với ông bà tổ tiên

Cúng tất niên

Nhiều người khi biết được còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết đều dự tính xem năm nay cúng tất niên vào khi nào.
Cúng tất niên là buổi lễ vô cùng quan trọng để ghi nhận một năm cũ đã kết thúc và chuẩn bị chào đón một năm mới sang. Trước Tết những gia đình sẽ chuẩn bị các mâm cỗ đầy tươm tất, bày biện trên bàn thờ. Việc đầu tiên chính là thắp hương mời gia tiên, thần linh. Sau đó là đến bữa ăn sum vầy với họ hàng, người thân, xóm làng,…

Xông đất

Khi thời khắc giao thừa được diễn ra, người đầu tiên bước vào trong nhà sẽ gọi là người xông đất hay đạp đất. Theo như quan niệm xưa, một người xông đất phù hợp cho gia chủ sẽ đem tới nhiều tài lộc, may mắn. Bởi thế gia chủ thường chọn lựa người hợp mệnh, tuổi, làm ăn phát đạt, có gia đình êm ấm đến xông đất trong nhà mình.

Mừng tuổi, chúc tết

Thông lệ mừng tuổi, chúc Tết những người thân, người xung quanh cuộc sống chúng là trong dịp Tết nguyên Đán là một truyền thống vô cùng ý nghĩa của người dân Việt Nam ta.
Vào dịp Tết sẽ gửi tiền mừng tuổi cho người lớn để thể hiện sự kính trọng, đạo hiếu, cầu mong sức khoẻ đến với họ. Đồng thời sẽ đến mừng tuổi cho trẻ em, chúc cho các thế hệ sau phát triển, ngoan ngoãn, nhanh lớn và học giỏi.
Do đó, nhất là trẻ em đều rất háo hức, đếm từng ngày xem còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết để nhận lì xì. 
Con Bao Nhieu Ngay Nua Den Tet (12)
Phong tục mừng tuổi vào dịp Tết nguyên đán

Vào dịp Tết doanh nghiệp nên tặng quà gì cho khách hàng, nhân viên?

Đôi khi tính lịch còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết không chỉ để biết bao giờ được nghỉ, được đi chơi mà còn là cách để doanh nghiệp lên kế hoạch tặng quà cho khách hàng, nhân viên.
Bởi sau một năm làm việc chăm chỉ, tết nguyên đán là thời điểm các doanh nghiệp, tổ chức có cơ hội gửi lời tri ân đến khách hàng và đối tác, cũng như gửi lời khen ngợi và tri ân đến nhân viên của họ. Dưới đây là danh sách các món quà tặng phổ biến vào dịp Tết Nguyên Đán mà bạn có thể tham khảo:

Bộ ấm trà gốm sứ Bát Tràng

Những món quà tặng gốm sứ từ làng nghề truyền thống Bát Tràng không chỉ là những món đồ trang trí đẹp mắt mà còn mang theo mình những giá trị văn hóa và ý nghĩa tinh thần sâu sắc. Bộ ấm trà gốm sứ Bát Tràng, làm từ nguyên liệu tự nhiên và nung nóng ở nhiệt độ cao nên có thể đảm bảo được độ bền, chất lượng vượt trội. 

Bộ khay đựng mứt Bát Tràng

Bộ khay đựng mứt gốm sứ Bát Tràng món quà tặng phổ biến vào dịp tết bởi chúng mang theo mình nhiều ý nghĩa đặc biệt. Đầu năm mới là dịp mọi người tới thăm nhau, chúc tết và cùng nhau quây quần, nhâm nhi bánh kẹo. Do đó, tặng bộ khay đựng mứt rất phù hợp trong ngày quan trọng này. 
Các doanh nghiệp có thể xem xét còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết để tính toán kỹ lưỡng về kế hoạch in logo thương hiệu, điều này không chỉ gửi lời tri ân tới khách hàng. Mà còn giúp doanh nghiệp lan tỏa giá trị thương hiệu đến với mọi người một cách hiệu quả. 

Bộ chén đĩa gốm sứ Bát Tràng

Hầu hết các gia đình đều có xu hướng sắm sửa đồ gia dụng để dùng cho những ngày đầu năm mới. Do bộ chén đĩa là đồ vật sinh hoạt thiết yếu đối với các gia đình, nên cũng được liệt kê vào danh sách quà tặng gốm sứ cuối năm hữu dụng, mang tính thực tế để tặng cho người nhận. 
Con Bao Nhieu Ngay Nua Den Tet (13)
Bộ chén đĩa gốm sứ Bát Tràng cao cấp

Bình hút lộc Bát Tràng

Tết đến xuân về là dịp quan trọng để gửi nhau những lời chúc mừng và yêu thương. Để có thể bày tỏ được tấm chân tình và tăng thêm ý nghĩa cho câu chúc, bạn có thể lựa chọn bình hút lộc làm quà tặng đặc biệt. Bởi bình hút lộc là vật phẩm phong thuỷ, biểu tượng của sức khỏe, tài lộc và may mắn – những điều mà ai cũng khao khát và trân trọng. Do đó, tặng bình hút lộc gốm sứ chính là cách tốt nhất để gửi đi những lời chúc tốt đẹp nhất đến những người đặc biệt trong cuộc đời.  
Ngoài ra, khi lựa chọn bình hút lộc Bát Tràng, bạn cũng cần ưu tiên các mẫu bình có ý nghĩa biểu trưng đặc biệt như sở hữu hoạ tiết “mã đáo thành công”, “thuận buồm xuôi gió” hoặc “công hoa phú quý”. Bởi đây là các hoạ tiết gắn liền với câu chúc thành công, may mắn và phát đạt. 
Với những giá trị đặc sắc như vậy, việc lựa chọn những món quà tặng gốm sứ từ Bát Tràng không chỉ giúp trao gửi những lời chúc mừng thêm chân thành mà còn là cách thể hiện sự tôn trọng và tri ân đối với người nhận. 
Hy vọng, thông qua bài viết này, bạn không chỉ có được những giải đáp cho băn khoăn còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết mà còn được bổ sung nhiều kiến thức bổ ích về ngày Tết nguyên đán, nguồn gốc, cũng như khám phá được các món quà hữu ích để tặng khách hàng, nhân viên trong dịp đầu năm mới. Nếu bạn muốn nhận về những món quà gốm sứ Bát Tràng chất lượng, mức giá phải chăng, in ấn logo thương hiệu hãy liên hệ đến với chúng tôi theo số hotline.
Thông tin liên hệ:
Gốm Sứ Bát Tràng Chính Hãng – Gốm Thiên Long
Hotline / Zalo: 0962123669 / 0988400100
Cở sở 1: Số 2A, Ngõ Gốm, thôn 2 Bát Tràng, Bát Tràng
Cơ sở 2: Ki ốt số 26 – 27 Khu B chợ gốm Bát Tràng
Cơ sở 3: Số 738 Đ.Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Gọi ngayMessenger