Tìm hiểu ảnh hưởng của một số tôn giáo tới thờ cúng tại Việt Nam là điều mà nhiều tín đò quan tâm. Bởi thờ cúng và lễ bới là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã có từ ngàn xưa. Ngay từ thời kỳ quân chủ, các triều đại vua chúa đã lấy thờ cúng là cốt, biểu tượng cao quý đối với những bậc tiền nhân vì vậy họ thường đặc trách thiết lập lên bộ Lễ để có thể trông coi nơi thờ cúng.
Đến ngày nay, hầu như trong mỗi gia đình người Việt đều có bàn thờ, tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có cách thờ cúng giống nhau bởi chúng còn bị ảnh hưởng yếu tố tôn giáo. Nếu bạn muốn tìm hiểu về sự ảnh hưởng này để không mơ hồ khi thực hiện việc thờ cúng, lễ bái thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo đến thờ cúng tại Việt Nam
Từ ngày xưa, dân tộc Việt Nam ta chịu ảnh hưởng sâu đậm từ nhiều nền tên giáo khác nhau như Khổng giáo, Đạo giáo, Phật Giáo. Các tôn giáo này mang ý nghĩa to lớn trong việc hình thành, xây dựng tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam nói chung và người Á Đông nói riêng.
Xem thêm: Bộ đồ thờ đầy đủ
Khổng giáo
Khổng giáo là tôn giáo do Khổng Tử sáng lập với tư tưởng đề cao chữ hiếu, nghĩa. Khổng giáo đề cao gia đình “quyền huynh thế phụ” tức người con trai sẽ kế nghiệp vua/cha, thừa kế tài sản và thờ cúng tổ tiên. Chữ hiếu với ý nghĩa con cái phải mang ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, có nghĩa vụ báo đáp công ơn bằng hình thức phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống và thờ cúng khi họ qua đời.
Đạo giáo
Tư tưởng Đạo giáo do Lão Tử và Trang Tử khởi xướng. Theo tư tưởng của 2 ngài, “đạo” là nguồn gốc của vạn vật trên thế giới và là quy luật vận động tự nhiên, một nguyên lý tối cao vô hình. Đồng thời, tại đây xưng dựng nên những nhân vật thần thánh với hình dáng giống với con người, ở những chốn bồng lai tiên cảnh, thần thông quảng đại có thể làm được những điều phi thường mà người phàm giới không thể làm được.
Xem thêm: Bộ đồ thờ gia tiên men ngọc đắp nổi
Nếu như Khổng giáo đề cao giá trị đạo đức, trật tự kỷ cương cho xã hội, cho tín ngưỡng thờ cúng thì ở Đạo giáo củng cố vào người Việt niềm tin về sự tồn tại của năng lực siêu nhiên, của linh hồn những người đã qua đời thông qua các nghi lễ thờ cúng như tang lễ, đốt vàng mã, ma chay,…
Phật giáo
Phật giáo cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tại Việt Nam. Theo tư tưởng Phật Giáo, sinh lão bệnh tử là quy luật của thế gian như việc mặt trời lặn rồi mọc, mọc rồi lặn. Chết là kết thúc một kiếp ở đời này và bắt đầu một kiếp sống mới, tức sau khi chết, linh hồn con người sẽ được tái sinh và đầu thai ở kiếp khác. Trong kiếp mới này, con người sống hạnh phúc hay khổ đau sẽ tùy thuộc vào việc họ đã sống thiện hay ác ở quá khứ.
Xem thêm: Bộ đồ thờ vẽ vàng 24K
Những điều cần lưu ý khi đặt bàn thờ
Có thể thấy, dù theo tôn giáo nào thì thờ cúng luôn là một phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam. Để tiếp tục duy trì tín ngưỡng tốt đẹp này thì bạn cần phải hiểu về một số phương pháp đặt bàn thờ cúng như:
- Đặt bàn thờ cúng ở những nơi mang không khí tâm linh, trang nghiêm.
- Lựa chọn thiết kế bàn thờ có độ cao tỷ lệ với người trong gia đình, tránh làm cao quá vì có thể gây mất an toàn khi thực hiện các nghi lễ hay trang trí bàn thờ và cũng không nên để thấp quá vì sẽ dễ bị va chạm, thiếu đi sự tôn nghiêm.
- Việc thiết kế, trang trí bàn thờ phải thực sự trang nghiêm để tỏ được lòng thành kính.
- Đồng thời, thường xuyên chăm sóc bàn thờ, coi trọng bàn thờ như bản thân và không để hương khói nguội lạnh vì điều này sẽ đặc tội với bề trên.
Hy vọng, với những gì mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về những ảnh hưởng của một số tôn giáo tới tín ngưỡng thờ cúng tại Việt Nam, từ đó thêm trân trọng và tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Xem thêm: Bát hương bằng đồng