Mục lục
Dù đã trải qua hàng ngàn năm, nhưng những kiến thức gốm làng nghề gốm sứ Việt Nam luôn là điều những người sành gốm quan tâm. Những làng nghề gốm sứ luôn ghi đậm các dấu ấn lịch sử của nền văn hoá của dân tộc Việt Nam. Cùng với bước đi có thăng có trần của đất Việt, gốm sứ vẫn còn tồn tại, phát triển mang tới nhiều sự tiện ích đến đời sống. Trong bài viết hôm nay hãy cùng gốm Thiên Long tìm hiểu về kiến thức gốm làng nghề gốm sứ Việt Nam nhé!
Chế tác gốm sứ làng nghề Việt Nam xuất hiện từ lúc nào?
Vào khoảng 6000 – 7000 năm trước, chế tác gốm sứ theo làng nghề ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện trên đất nước Việt Nam ta. Chế tác gốm sứ xuất hiện tại nhiều vùng ở trên đất nước, từ thế kỷ 11 chúng ta đã có những trung tâm chế tác gốm như Thanh Hoá, Bắc Giang, Thăng, Long, Quảng Nam. Gốm sứ thời kỳ này được đánh giá là vô cùng tinh tế, lớp men mịn dày phủ kín với những hoa văn đơn giản như hoa lá, người, hình thú.
Theo kiến thức chúng tôi tìm hiểu từ sau thế kỷ 14, sản xuất gốm theo làng nghề gốm sứ Việt Nam đã phát triển vượt bậc với sự xuất hiện của làng nghề gốm sứ như Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng, Thổ Hà,… thể hiện về sức sống đầy mạnh mẽ cùng quy mô ở những làng nghề truyền thống.
Chế tác gốm sứ thời kỳ này cũng vô cùng đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, không chỉ được sản xuất để phục vụ nhu cầu ở trong nước mà còn được xuất khẩu đến các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Thời kỳ này cũng đã có chế tác gốm đắp nổi đầy tinh tế với kỹ thuật vẽ uyển chuyển, sắc sảo.
Đến nay, những kiến thức, kỹ năng chế tác gốm sứ Việt Nam theo làng nghề đã phát triển hơn nhiều với các sản phẩm, mẫu mã đẹp mắt, lò nung thủ công đã thay thế hoàn toàn bằng lò nung điện hiện đại, an toàn với môi trường. Bên cạnh sản phẩm để phục vụ trong cuộc sống hàng ngày như đĩa, bát, ấm chén,… thì còn xuất hiện các mẫu tranh sứ, hình vẽ gốm trang trí,…
Xem thêm: gốm sứ bát tràng tại hà đông
Có thể thấy, kiến thức và lịch sử chế tác gốm sứ Việt Nam trải qua biết bao thăng trầm, có khi tưởng như lụi tàn nhưng cùng sự tâm huyết, đôi bàn tay đầy tài hoa của nghệ nhân trng các làng nghề gốm sứ thì các sản phẩm chế tác gốm sứ không những phát triển trong nước mà còn được vươn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, được đông đảo khách hàng ưa chuộng.
Top 12 làng nghề gốm lâu đời ở Việt Nam
Làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội)
Làng gốm Bát Tràng bắt đầu xuất hiện từ khoảng thế kỷ 14, ở bên cạnh con sông Hồng. Bát Tràng lúc đó là một gò đất cao ở cạnh sống vô cùng thuận tiện trong việc chế tác gốm và việc đi lại giao thông.
Trải qua biết bao biến cố, làng gốm Bát Tràng xưa vẫn đang bám trụ vô cùng vững chắc và ngày càng được phát triển. Hiện nay, làng nghề gốm sứ Bát Tràng đang nằm ở xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Theo thời gian, những kiến thức làng nghề gốm sứ Bát Tràng Việt Nam vẫn lưu giữ được các dòng men gốm cổ, các công đoạn đều được làm thủ công nên xương gốm vô cùng dày dặn, cứng cáp và cầm chắc tay. Gốm thường có lớp men trắng ngả màu đục, ngà. Ngoài ra, còn có một vài dòng men độc đáo riêng chỉ có ở Bát Tràng như men rạn, men xanh.
Cùng bề dày lịch sử, làng gốm sứ Bát Tràng đã hun đúc nên nền văn hoá đa dạng. Cũng bởi thế những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vẫn luôn được lựa chọn và yêu thích.
Làng gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, Hải Dương)
Trong thông tin về kiến thức làng nghề gốm sứ Bát Tràng Việt Nam đây là làng gốm xuất hiện sớm nhất, thuộc địa phận xã Thái Tân, Nam Sách, Hải Dương. Xuất hiện từ thế kỷ 13 và nở rộ từ thế kỷ 14, tuy nhiên điều đáng tiên là ở thế kỷ 17 vì chiến tranh loạn lạc nên làng gốm này đã thất truyền và suy tàn.
Xem thêm: Xưởng gốm Bát Tràng
Cho tới năm 2011, làng gốm Chu Đậu mới được phục hồi lại chất men, kỹ thuật, kiểu dáng. Cũng từ đó gốm Chu Đậu dần chuyển mình đầy mạnh mẽ để tiếp nối cho thời hoàng kim của làng gốm này.
Gốm ở đây được làm từ sét trắng thuộc vùng Trúc Thôn, Chí Linh, Hải Dương. Nước men gốm Chu Đậu rất trong, hoa văn xanh nhờ dùng men trắng chàm, hoa văn nâu đỏ, xanh lục vàng nhờ dùng men tam thái.
Hoạ tiết và kiểu dáng hoa văn được thể hiện thông qua nhiều cách thức như khắc, vẽ, đắp nổi đều chân tình, phóng khoáng. Nhiều thông tin tổng hợp về kiến thức làng nghề gốm sứ Bát Tràng Việt Nam đều ghi nhận những điểm nổi bật của dòng gốm tại Trúc Thôn.
Làng gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ, Bắc Ninh)
Làng gốm Phù Lãng nằm ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh, có cùng quá trình hình thành, phát triển với làng gốm Bát Tràng. Sản phẩm làng gốm này chủ yếu là đồ gia dụng được làm từ chất liệu đất sét đỏ, tạo hình một cách thủ công ở trên bàn xoay.
Gốm Phù Lãng là dòng gốm men nâu đen, nâu, vàng thẫm, vàng nhạt,… Dân gian thường gọi là men da lươn – đây là điểm khác biệt của gốm Phù Lãng so với những làng nghề gốm khác ở Việt Nam.
Làng gốm Thanh Hà (Hội An)
Ngoài những kiến thức làng nghề gốm sứ Bát Tràng Việt Nam, thì Thanh Hà là làng gốm nổi tiếng. Dù với tuổi đời chỉ 500 năm nhưng làng gốm Thanh Hà ở Hội An vẫn luôn nổi tiếng cùng những sản phẩm gốm đất nung đẹp bền.
Cùng nguyên liệu địa phương dân giã, người thợ gốm sử dụng đất sét lâu ở sông Thu Bồn để làm nguyên liệu chính. Dòng đất sét này sở hữu độ kết dính và dẻo cao. Hầu hết các sản phẩm gốm Thanh Hà đều có xương gốm xốp, màu nâu đỏ hoặc cam thẫm.
Khi bạn ghé tới Quảng Nam tham quan làng gốm thì sẽ thấy các sản phẩm chủ yếu như tượng trang trí, đèn, tranh,…
Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang)
Cùng giai đoạn phát triển làng gốm Bát Tràng với những điểm tương đồng như gốm Phù Lãng, nhưng gốm Thổ Hà sở hữu nét đặc trưng chính là không sử dụng men. Gốm được nung nhiệt độ cao và tự chảy men, thành sành.
Màu gốm chủ yếu là màu nâu sẫm, sắc than tím trầm có độ bền và giữ màu vô cùng tốt theo thời gian. Nơi đây nổi tiếng với các sản phẩm chế tác từ đất sét xanh, sét vàng, ít tạp chất, tạo hình dễ dàng,…
Dòng gốm Thổ Hà này rất được lòng người tiêu dùng bởi đặc tính khoẻ chắc mà ít có loại gốm nào có thể sánh kịp.
Làng gốm Phước Tích (Thừa Thiên – Huế)
Theo cập nhật về kiến thức làng nghề gốm sứ Bát Tràng Việt Nam, làng gốm Phước Tích được làm chủ yếu từ nguyên liệu đất sét đen xám, dinh và khá dẻo. Làng nghề truyền thống này đa phần sản xuất sản phẩm gốm gia dụng như chậu, lu, ấm, nồi đất,… với những họa tiết, hoa văn đơn giản và bình dị.
Cách thức làm gốm người thợ gốm Phước Tích cũng rất thô sơ, hoàn toàn thủ công. Lò nung chủ yếu là lò ngửa và lò sấy. Dòng gốm này xưa kia là phục vụ cho Hoàng gia họ Nguyễn. Tuy nhiên theo thời gian thì đã dần bị suy tàn.
Làng gốm Bàu Trúc (Bình Thuận)
Đây là làng gốm cổ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Làng gốm Bàu Trúc là của người Chăm và đã từng đạt đến thời kỳ vô cùng đỉnh cao ở văn hoá gốm. Có không ít di tích được khai quật ở đây minh chứng điều đó.
Gốm Bàu Trúc mang đậm nét văn hoá bản địa qua việc không ủ men, các hoa văn chạm trổ là đường khắc vạch, chấm vỏ sò, hoa văn móng tay quen thuộc, mộc mạc.
Làng gốm Cây Mai (TP. Hồ Chí Minh)
Cũng trong quá trình chúng tôi tìm hiểu về kiến thức làng nghề gốm sứ Bát Tràng Việt Nam, chúng tôi cập nhật được thông tin làng gốm Cây Mai ở khu Chợ Lớn, Sài Gòn nổi lên đầu thế kỷ 19. Đây là làng gốm do nghệ nhân người Hoa chế tác, phát triển đến ngày nay.
Sản phẩm gốm tại đây có sự kết hợp giữa những màu sắc vô cùng nổi bật như xanh rêu, coban, nâu da lươn, mang tới sự tinh tế ở từng sản phẩm. Đến nay, làng gốm Cây Mai đã không còn được tồn tại.
Làng gốm Biên Hòa (Đồng Nai)
Gốm Biên Hoà chính là sự giao thoa của gốm Cây Mai cùng nghệ thuật gốm ở nước Pháp. Được làm từ đất sét màu và cao lanh với các sản phẩm chính là voi, tượng, con thú.
Làng gốm Biên Hoà nổi tiếng với nét nghệ thuật điêu khắc chìm, vẽ mem cùng màu men làm nên sản phẩm đầy tinh xảo, độc đáo. Không những thế, đây còn là loại gốm xốp, xương đất có màu ngà.
Làng gốm Vĩnh Long (Vĩnh Long)
Thật may mắn trong khi tìm hiểu thông tin về kiến thức làng nghề gốm sứ Bát Tràng Việt Nam, chúng tôi có thêm thông tin về làng gốm này. Đây là làng gốm nằm dọc ở bờ sông Cổ Chiên. Cùng hàng ngàn lò gốm chen chúc nhau nối dài hàng chục km.
Góp phần tạo nên những mỏ đất sét vô cùng quý giá ở nơi đây chính là những dòng phù sa tụ ở Vĩnh Long. Tận dụng được lợi thế đó, nguyên liệu chính của gốm Vĩnh Long là đất sét đỏ. Cùng đặc điểm nhiễm phèn nên gốm Vĩnh Long nung nóng thường có các vân trắng xuất hiện. Đây cũng chính là điểm riêng biệt ở làng nghề gốm Vĩnh Long.
Làng gốm Lái Thiêu – Tân Phước Khánh (Bình Dương)
Sự xuất hiện của làng nghề Lái Thiêu chính là sự kết thừa những tinh hoa ở gốm Cây Mai cuối thế kỳ 19. Dựa vào nguồn nguyên liệu củi đốt, đất sét cao lanh dồi dào có sẵn nên nơi đây đã hình thành làng gốm sứ.
Dù vậy đến nay, làng gốm Lái Thiêu cũng không còn tồn tại. Thay vào đó là sự phát triển quy mô công nghiệp, các vết tích cũ hầu như không còn nữa. Thời điểm làng gốm Lái Thiêu Hưng Thịnh, mọi sản phẩm đều làm thủ công, nung bằng lò củi truyền thống.
Làng gốm Khmer (An Giang)
Gốm Khmer được biết là gốm theo mùa vụ bởi việc làm gốm diễn ra vào lục người nông dân nhà. Chủ yếu công việc làm gốm Khmer đều do người phụ nữ lớn tuổi nhiều kinh nghiệm đảm nhận. Họ sử dụng đất sét xám pha ở ven núi Nam Quy pha cùng cát mịn làm gốm. Họ không sử dụng bàn xoay mà dùng mặt bàn phẳng nhỏ để làm công đoạn tạo hình.
Gốm Khmer có màu vàng sậm hoặc đỏ nhạt, người nghệ nhân chú trọng tới vẻ hoang dã và nguyên sơ của sản phẩm hơn. Cũng vì vậy mà gốm Khmer mang đậm nét đặc trưng văn hoá, là sự hoàn quyện hồn người và hồn đất Khmer ở mảnh đất Việt Nam.
Các làng gốm sứ cổ truyền vẫn sống mãi với thời gian
Cùng sự thăng trầm của lịch sử, thời gian đã lấy đi vài nét ở trong nền văn hoá gốm. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để những làng nghề gốm sứ truyền thống Việt Nam kế thừa tiếp tục những tinh hoa và ngày càng phát triển hơn nữa.
Dù là suy tàn hay hưng thịnh thì những làng nghề gốm Việt vẫn còn có những con người, vì nền văn hoá của dân tộc mà không ngừng nâng cao về tay nghề, về chất lượng của sản phẩm. Tất cả đã làm nên một bản đồ làng gốm sứ Việt Nam cực kỳ đáng quý và đặc sắc.
Hy vọng, với những kiến thức gốm làng nghề gốm sứ Việt Nam trên đã phần nào giúp bạn đọc hiểu hơn về một nét đẹp trong truyền thống văn hoá người Việt.
Thông tin liên hệ:
Gốm Sứ Bát Tràng Cao Cấp – gốm Thiên Long
Hotline / Zalo: 0962123669 /0988400100
Cở sở 1:Số 2 A Ngõ Gốm thôn 2 Bát Tràng
Cơ sở 2: Ki ốt số 26 -27 Khu B chợ gốm Bát Tràng
Cơ sở 3: số 738 Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội