Mục lục
Vào đúng đêm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, mỗi gia đình đều phải dâng lên những mâm cỗ cùng đọc bài cúng giao thừa thật thành tâm để xua đuổi ma quỷ và cầu mong điều tốt đẹp. Đọc bài cúng cũng cần những lưu ý quan trọng giúp gia chủ gửi gắm trọn vẹn ước muốn của mình đến ông bà tổ tiên và thần linh. Cùng tìm hiểu sâu hơn về bài cúng giao thừa qua bài viết dưới đây.
Ý nghĩa bài cúng giao thừa
Giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch, là một trong những ngày lễ lớn quan trọng nhất năm từ bao đời nay. Theo quan niệm xưa, vào đêm giao thừa, các vị thần có nhiệm vụ trông coi trần gian của năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị thần mới và quay về trời bẩm báo. Vì vậy, đêm giao thừa vô cùng thiêng liêng và mang một ý nghĩa hết sức sâu sắc.
Xem thêm: Mâm cơm cúng giao thừa
Các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ và đọc bài cúng giao thừa như là một lời ngỏ gửi đến các vị bề trên. Họ sẽ cầu mong sự may mắn, tốt đẹp, an khang, thịnh vượng và xua đuổi tà ác, xui xẻo cho năm mới. Đọc bài cúng giao thừa sẽ giúp gia chủ truyền tải ước muốn, nguyện vọng của mình đến các vị thần linh trên cao.
Lưu ý nên và không nên khi đọc bài cúng giao thừa
Đọc bài cúng giao thừa đòi hỏi sự linh thiêng, trang trọng. Cho nên, bạn hãy note lại một số lưu ý quan trọng sau để đêm giao thừa thật trọn vẹn, chu đáo nhé.
Những điều nên làm
Vào lễ trừ tịch năm Quý Mão 2023, thời điểm đẹp nhất để bạn đọc bài cúng giao thừa chính là vào đúng 12h đêm. Đây là thời khắc vị thần Hành cũ sẽ quay về thiên giới và vị thần Hành mới sẽ đến trông coi nhân gian. Vì vậy, đọc bài cúng giao thừa vào đúng thời điểm này sẽ giúp bạn “truyền lời” tốt nhất đến bề trên.
Trong lúc đọc bài cúng giao thừa cần nghiêm túc, thành tâm, ăn mặc chỉnh tề thì mới có thể phát huy được tác dụng. Chuẩn bị mâm cỗ cúng không cần quá xa hoa, cầu kì, chỉ cần đơn giản nhưng vẫn đủ đầy. Cần chuẩn bị mâm cỗ cúng có đủ các món quan trọng như trà hoặc rượu, muối, gạo, hoa quả, nhang thơm, đèn nến, bánh chưng,…
Tham khảo ngay: Cây cảnh theo phong tục ngày tết
Đọc bài cúng giao thừa với âm lượng vừa và đủ, không quá bé hoặc quá to.
Bạn nên làm lễ cúng ngoài trời trước sau đó mới đến trong nhà. Bởi, người xưa cho rằng các vị thần bên ngoài sẽ có chức vụ cao hơn nên được ưu tiên so với Thổ Công bảo vệ nhà cửa cùng chư vị gia tiên.
Nên mở tivi, âm nhạc vui tươi, sôi động để làm thông vận khí, thu hút nhiều năng lượng tích cực cho ngôi nhà.
Nên sum họp đầy đủ thành viên trong gia đình để tạo không khí hạnh phúc, ấm áp trong nhà, rước ông bà tổ tiên về chung vui trong ngày tết quan trọng.
Những điều không nên làm
Không nên khó chịu, tức giận, cãi vã, to tiếng với người thân trong gia đình bởi sẽ làm tăng lên những năng lượng tiêu cực, bớt đi không khí tươi vui trong ngôi nhà.
Không nên tạo tiếng động rơi vỡ, vì người xưa quan niệm hành động đó sẽ mang xui xẻo vào nhà trong năm mới.
Không cắm nhang khi khấn vái xiêu vẹo, nghiêng ngả nhằm thể hiện sự tôn kính, biết ơn đến thần linh, ông bà tổ tiên.
Không nên đọc bài cúng giao thừa quá sớm hay quá muộn thời khắc quan trọng.
Xem thêm: hoa chưng bàn thờ ngày tết
Trên đây là những kinh nghiệm giúp bạn chuẩn bị cho bài cúng giao thừa thêm phần chu đáo, tươm tất hơn. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có được cho mình sự tự tin, sẵn sàng xắn tay áo và sắm sửa, trang hoàng cho ngày tết thêm tươi vui, đầm ấm, hạnh phúc.
Thông tin liên hệ:
Gốm Sứ Bát Tràng Cao Cấp – Gốm Thiên Long
Hotline / Zalo: 0962123669 /0988400100
Cở sở 1:Số 2 A Ngõ Gốm thôn 2 Bát Tràng
Cơ sở 2: Ki ốt số 26 -27 Khu B chợ gốm Bát Tràng
Cơ sở 3: số 738 Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội